Hiểu sao cho đúng về việc thế chấp dự án của các Chủ đầu tư

Thứ năm, 27/09/2018 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lâu nay, người mua nhà khi thấy thông tin chủ đầu tư dự án thế chấp ngân hàng sẽ lo lắng bởi những rủi ro. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp thế chấp dự án, nhà ở, công trình nhằm vay vốn ngân hàng để phát triển dự án và hoàn thành công trình nhà ở, sau đó thực hiện việc giải chấp là chuyện bình thường. Cùng với một số chủ đầu tư thế chấp dự án để ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh dự án cũng không có gì bất thường.

Tại sao thế chấp dự án lại là chuyện bình thường?

Mới đây, câu chuyện thế chấp dự án đang thu hút sự chú ý cả giới đầu tư cho đến người mua để ở. Những thông tin bình luận trái chiều đã khiến cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiểu tường tận thì việc thế chấp dự án là "chuyện thường ở huyện".

Báo Công luận
 Chủ đầu tư Nam Cường cam kết trao sổ đỏ khi khách hàng ký hợp đồng mua bán dự án Anland Premium

Theo Điều 147 – Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7/2015, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.

Cùng với đó, theo quy định của Điều 56 – Luật Kinh doanh Bất động sản, chủ đầu tư muốn bán nhà hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh. Mà muốn ngân hàng bảo lãnh thì đương nhiên phải có tài sản thế chấp. Luật không bắt buộc chủ đầu tư bán dự án nào thì thế chấp dự án đó mà có thể lấy một tài sản khác.

Như vậy, việc thế chấp dự án được thực hiện theo luật. Đáng nói là các dự án thế chấp đều được ngân hàng thẩm định về mặt pháp lý cũng như năng lực của chủ đầu tư. Và như thế, dự án được thế chấp là những dự án có tiềm năng chứ không phải dự án xấu. Cùng với đó, doanh nghiệp có lịch sử vay – trả tốt, làm ăn uy tín mới vay được giá trị nhiều và nhiều ngân hàng bảo lãnh cho vay.

Với danh sách 92 dự án thế chấp vừa được công bố, khách hàng hầu như chỉ tập trung vào rủi ro của việc thế chấp mà không nhìn thấy mặt tích cực của việc này. Vấn đề đáng quan tâm của khách hàng ở đây không phải là dự án đó có thế chấp ngân hàng hay không mà quan trọng là căn hộ của họ mua có bị thế chấp hay không. Theo thống kê, có đến hơn 90% dự án tại Việt Nam được thế chấp và chỉ cần nhìn vào danh sách dự án thế chấp sẽ thấy, những chủ đầu tư uy tín hàng đầu hiện nay đều có mặt. Đơn cử như Chủ đầu tư của Nam Cường, dù có tên nhiều lô đất thế chấp ngân hàng nhưng dự án của Tập đoàn Nam Cường vẫn cam kết trao sổ đỏ khi khách nhận nhà. Điển hình là dự án Anland Predium thuộc Khu đô thị Dương Nội. 

Người mua nhà cần lưu ý gì để tránh rủi ro thế chấp dự án?

Mua nhà ở hình thành trong tương lai thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên của khách hàng chính là uy tín và tiềm lực tài chính của Chủ đầu tư. Ví dụ dự án được đưa ra thế chấp nhưng với tiềm lực tài chính mạnh cộng với phương thức làm việc chuyên nghiệp, tận tâm thì Chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà đầy đủ giấy tờ pháp lý cho khách hàng.

Cùng với đó, trước khi ký hợp đồng mua bán dự án đã thế chấp ngân hàng, người mua nhà cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản đã giải chấp căn hộ dự định mua. Bởi theo quy định hiện nay, trước khi bán nhà, Chủ đầu tư cần phải gửi thông báo đến Sở Xây dựng kèm theo giấy tờ chứng minh nhà ở đó đủ điều kiện giao dịch, trong đó có quy định rõ ràng là tài sản không nằm trong diện đang thế chấp tại ngân hàng. Đặc biệt, trường hợp giải chấp cần có văn bản của ngân hàng đồng ý cho Chủ đầu tư huy động vốn.

Thực tế trước đây đã có những tranh chấp giữa Chủ đầu tư và khách hàng liên quan đến việc thế chấp dự án cho nên việc đưa ra danh sách những dự án thế chấp làm cho người mua nhà hoang mang. Tuy nhiên người mua nhà cần có cái nhìn sâu rộng hơn để hiểu rõ và tránh những phiền phức không đáng có. Cùng với đó, việc công khai các dự án đang thế chấp là điều cần thiết bởi việc này sẽ góp phần xây dựng thị trường bất động sản ngày càng minh bạch hơn giúp người mua có thể nắm được đầy đủ thông tin.

P.V

Tin khác

TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

TP HCM: Giao dịch nhà đất phục hồi, khu vực phía Tây tiếp tục thu hút nhà đầu tư

(CLO) Trong 4 tháng đầu năm, số lượng hồ sơ giao dịch nhà đất đã tăng đáng kể so với năm trước, chủ yếu là giao dịch cá nhân. Cho thấy thị trường đã dần sôi động hơn và niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại thị trường.

Bất động sản
Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản