Hoàn thành khám sàng lọc phục vụ tiêm chủng vắc xin trong tháng 7

Thứ sáu, 02/07/2021 18:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Y tế yêu cầu, tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc phải tiến hành khám sàng lọc và phân loại sẵn tất cả các đối tượng dự kiến tiêm chủng.

Phát biểu kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022, ngày 2/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhấn mạnh: “Chiến dịch tiêm chủng vắc phòng COVID-19 năm 2021-2022 là một trong những chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới”.

Nguyên tắc cơ bản trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 lần này là phải tổ chức trên quy mô toàn quốc và vắc xin phải được tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất cho người dân nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai.

Khám sàng lọc người trong độ tuổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để bố trí địa điểm tiêm phù hợp (ảnh TL).

Khám sàng lọc người trong độ tuổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để bố trí địa điểm tiêm phù hợp (ảnh TL).

“Việc này khó khăn, nhưng chúng ta phải làm được” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

"Ngoài Bộ Y tế, chiến dịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành như Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các địa phương. Phải tuyệt đối thực hiện nguyên tắc “tiêm đến đâu an toàn đến đó”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trong lộ trình cung ứng vắc xin, hiện nay chúng ta đã ký các thoả thuận hợp đồng trong năm 2021 là 105 triệu liều, tuy nhiên do tình trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu, nên lộ trình vắc xin về Việt Nam có thể bị bị trễ như toàn cầu và nhiều khả năng sẽ về dồn dập trong quý IV/2021.

Vì thế việc tổ chức chiến dịch tiêm đòi hỏi thực hiện nhuần nhuyễn, trôi chảy, hiệu quả.

Chiến dịch tiêm chủng sẽ được thực hiện tại 19 nghìn điểm tiêm, trong đó nền tảng cơ bản nhất là y tế xã, phường, các điểm tiêm di động, các cơ sở y tế. Do số lượng điểm tiêm nhiều nên các tiểu ban chuyên môn của Ban Chỉ đạo phải quản lý được điều kiện cơ sở vật chất, con người theo nhiệm vụ được giao.

Nguyên tắc được quán triệt trong thực hiện tiêm chủng ở nước ta là “tiêm đến đâu an toàn đến đó” được Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tiếp tục nhắc lại trong cuộc họp.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Tiểu ban An toàn tiêm chủng phải tập huấn cho lực lượng cán bộ tiêm chủng toàn tuyến về an toàn tiêm chủng và xử lý an toàn sau tiêm chủng.

Đồng thời tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc phải tiến hành khám sàng lọc và phân loại sẵn tất đối tượng dự kiến tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên để phân loại trường hợp nào được tiêm tại trạm y tế xã phường, trường hợp nào cần phải tiêm ở cơ sở y tế có giường bệnh, trường hợp nào được tiêm tại điểm tiêm di động. Tại điểm tiêm chủng chỉ cần đo nhiệt độ, huyết áp của người đi tiêm để tránh tập trung đông người tại điểm tiêm trong cùng một thời điểm.

“Tôi đề nghị các địa phương trong tháng 7/2021 phải xong việc khám sàng lọc trên quy mô này” - Bộ trưởng Long lưu ý.

Tiểu ban An toàn tiêm chủng phải tiếp tục tổ chức tập huấn về xử trí các trường hợp phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Bố trí theo cụm để đảm bảo khoảng cách tiếp cận nhất định giữa điểm tiêm chủng với cơ sở cấp cứu. Bên cạnh đó, tiểu ban này phải tăng cường giám sát chặt chẽ các điểm tiêm, đảm bảo an toàn mới được khởi động điểm tiêm (có đo huyết áp, nhiệt độ, chuẩn bị sẵn bơm kim tiêm có Adrenalin…)

“Vừa đảm bảo thực hiện số lượng mũi tiêm nhưng phải vừa đảm bảo an toàn tiêm chủng. Đây là trách nhiệm nặng nề của Tiểu ban An toàn tiêm chủng. Do đó Tiểu ban này cần online 24/24 để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khi cần”- Bộ trưởng Y tế chỉ đạo.

 “Chúng ta cố gắng từ nay đến cuối năm tiêm hết cho người dân, hoặc có thể sang đầu năm 2022. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  đưa ra mục tiêu đến năm 2023 đạt miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đưa ra mục tiêu cuối năm 2021, đầu năm 2022. Đây là yêu cầu rất lớn trong khi các nước khác là trong năm 2022 và đầu 2023"- Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vụ ngộ độc khiến 300 công nhân nhập viện, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Vụ ngộ độc khiến 300 công nhân nhập viện, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành điều tra xử lý liên quan đến vụ việc 300 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm, nhập viện điều trị.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở thẩm mỹ Green Skin Center đào tạo tiêm filler trái phép, cam kết 3 ngày ra nghề

TP HCM: Phát hiện cơ sở thẩm mỹ Green Skin Center đào tạo tiêm filler trái phép, cam kết 3 ngày ra nghề

(CLO) Thanh tra Sở Y tế và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM vừa phát hiện và xử lý một cơ sở thẩm mỹ đào tạo tiêm filler, botox trái phép tại quận Tân Bình.

Sức khỏe
Phôi đông lạnh 10 năm được “tái sinh” nhờ máy nuôi phôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Phôi đông lạnh 10 năm được “tái sinh” nhờ máy nuôi phôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

(CLO) Phôi ngày 2 đông lạnh 10 năm trước được các bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh tái sinh, nuôi lên ngày 6 bằng hệ thống nuôi phôi tích hợp trí tuệ nhân tạo hiện đại, giúp chị Hồng Anh lần đầu làm mẹ ở tuổi 46 sau 12 năm hiếm muộn.

Sức khỏe
Cụ bà 90 tuổi cấp cứu vì bị hóc hạt hồng xiêm

Cụ bà 90 tuổi cấp cứu vì bị hóc hạt hồng xiêm

(CLO) Bệnh nhân được phát hiện khó thở phải chuyển nhiều viện cuối cùng được cứu chữa khi đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở Ulsan Korea Beauty Academy & Spa ngang nhiên hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện cơ sở Ulsan Korea Beauty Academy & Spa ngang nhiên hoạt động trái phép

(CLO) Trong quá trình kiểm tra, tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM liên tiếp phát hiện, kiểm tra và xử lý các cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép, trong đó có nhiều cơ sở tập trung trên địa bàn quận 10.

Sức khỏe