Hoàn thiện các quy định về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém

Thứ năm, 26/10/2017 15:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Đây là dự án Luật đã được thảo luận ở tổ và hội trường tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.


Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu một số ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội. Theo đó, dự thảo Luật không quy định việc sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng; bỏ quy định về miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; Bổ sung Điều 130a quy định về các biện pháp can thiệp sớm để xử lý các tổ chức tín dụng có dấu hiệu yếu kém nhưng chưa đến mức phải kiểm soát đặc biệt...


Báo Công luận
 Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) phát biểu tại Hội trường. Ảnh: Báo Lao động

Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu bày tỏ nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm xử lý một số vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay. Một số ý kiến đề nghị cần rà soát kỹ các quy định liên quan đến kiểm soát đặc biệt và phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và Luật Phá sản, cũng như các quy định pháp luật có liên quan.

Một số ý kiến đề nghị cần cụ thể hóa các nguyên tắc đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt như nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường; nguyên tắc công khai, minh bạch; nguyên tắc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; nguyên tắc về quy trình hoạt động giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nguyên tắc về kiểm toán, các nguyên tắc về văn bản của các cơ quan hoặc cơ quan giám sát trong thực hiện giám sát các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh), đối với các ngân hàng đã được mua 0 đồng sẽ được chuyển nhượng như thế nào chưa được quy định rõ. Các ngân hàng này nếu không có nhà đầu tư mua, thì chuyển sang phá sản sẽ phải xử lý ra sao. Do vậy, nên quy định Ngân hàng Nhà nước phải mua lại các ngân hàng này.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) nêu ý kiến, cần hoàn thiện quy định về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, tránh ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Trong đó, cần quy định rõ quyền lợi của người gửi tiền khi tổ chức tín dụng bị phá sản. 

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng, tiền gửi đang chiếm tới 85% vốn của các tổ chức tín dụng. Nhưng hiện nay, người gửi 100 triệu đồng cũng như 10 tỷ đồng đều chỉ nhận được đền bù 75 triệu đồng khi tổ chức tín dụng đổ vỡ. Do vậy, việc sửa đổi luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền là ưu tiên số một; đồng thời quy định rõ quyền lợi của người gửi tiền không phân biệt pháp nhân hay cá nhân.

Cùng quan điểm, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Hà Tĩnh) cũng cho rằng, nếu tổ chức tín dụng phá sản thì phải làm rõ việc chi trả tiền gửi cho dân. Nếu không làm rõ thì ảnh hưởng lớn tới tâm lý người dân, mất niềm tin và có thể xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ các khái niệm mua bán, chuyển nhượng vốn góp và minh bạch thông tin về những cá nhân có liên quan, để tránh sở hữu chéo.

Cũng trong sáng 26/10, Quốc hội đã bỏ phiếu quyết định việc phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thể vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ông Lê Minh Khái vào chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ.

Chiều nay (26/10), kết quả kiểm phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ được công bố. Quốc hội cũng sẽ biểu quyết, thông qua Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ.

PV


Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức