Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả

Thứ sáu, 12/11/2021 17:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là một trong những nội dung của Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Quốc hội thông qua.

Chiều nay (12/11), tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 460/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,18%. 

Về quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế, Nghị quyết nêu rõ 5 quan điểm. Trong đó, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bảo đảm ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở kế thừa và phát triển, vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh đó, cơ cấu lại nền kinh tế với đột phá về hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh kinh tế đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn.

hoan thien co so phap ly xu ly dut diem nhung du an thua lo kem hieu qua hinh 1

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025.

Về mục tiêu tổng quát, Nghị quyết chỉ rõ, cần hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 được đưa ra như sau:

Tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân trên 6,5%/năm; nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

Bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 - 34% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế.

Phát triển mạnh các loại thị trường. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP. Chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 10 - 15 bậc so với năm 2019…

Ngoài ra, phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu 5 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế; Kinh tế số chiếm 20% GDP.

Về các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế, bao gồm: (1) Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; (3)Phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; (4) Phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; (5) Cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy yếu tố tối đa các tiềm năng, lợi thế.

Trong đó, đáng chú ý, Nghị quyết yêu cầu hoàn thiện cơ sở pháp lý, xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả…

Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết yêu cầu Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này, hoàn thành trước tháng 4/2022; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết trong Báo cáo về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2023 và cả nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2025.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất ngày 17/5/2024 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra trong tháng 5 năm 2024.

Tin tức
Kiểm tra, làm rõ nguyên nhân 350 người ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam

Kiểm tra, làm rõ nguyên nhân 350 người ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam thuộc khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên; kiểm tra, làm rõ nguyên nhân ngộ độc và có biện pháp xử lý theo đúng quy định.

Tin tức
TP HCM: Đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao để giảm thiểu chất thải và xử lý ô nhiễm

TP HCM: Đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao để giảm thiểu chất thải và xử lý ô nhiễm

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Kế hoạch triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 trong năm 2024 vừa được UBND TP HCM ban hành.

Tin tức
Bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Cảnh giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình

Bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Cảnh giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ông Phạm Ngọc Cảnh cũng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình cũng chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Viện Viện Kiểm sát nhân tỉnh Ninh Bình từ ngày 16/5/2024.

Tin tức
Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

(CLO) Ngày 15/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2023 - 2024; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Tin tức