Hoàn thiện giao thông công cộng trước khi nghĩ đến thu phí phương tiện vào nội đô

Thứ năm, 04/11/2021 09:55 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước việc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thu phí phương tiện vào nội đô. Trong khi đó, người dân và doanh nghiệp đã phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Mới đây đơn vị tư vấn đã đề xuất Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội lập 87 trạm thu phí phương tiện di chuyển vào khu vực nội thành có nguy cơ ùn tắc với kinh phí khoảng 2.646 tỷ đồng. Tại TP. Hồ Chí Minh, Sở GTVT đề xuất một “vành đai thu phí” bao lấy khu vực trung tâm có tổng vốn đầu tư dự kiến 2.274 tỷ đồng.

Tại sao lại đề xuất thu phí phương tiện vào nội đô lúc này...?

Đó là câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra khi lần lượt Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thu phí phương tiện vào nội đô với lý do để giảm ùn tắc giao thông.

Vừa trở lại “trạng thái bình thường mới” không lâu, anh Đăng Quang - một lái xe taxi công nghệ (trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) chia sẻ, lái xe như chúng tôi thu nhập chẳng được bao nhiêu. Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong 2 năm qua khiến thu nhập của lái xe giảm hẳn, đặc biệt với những lái xe phải vay ngân hàng thì khó càng thêm khó.

hoan thien giao thong cong cong truoc khi nghi den thu phi phuong tien vao noi do hinh 1

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lần lượt đề xuất thu phí phương tiện vào nội thành với lý do để giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Nếu Hà Nội thực hiện thu phí với mức giá trên kể cả khi được giảm giá thì cũng vẫn là quá cao và tiền này không biết ai sẽ chi trả. Thời gian qua xăng tăng và hàng loạt các chi phí khác trong khi thu nhập bấp bênh, người dân vẫn còn tâm lý e ngại sử dụng các dịch vụ vận tải công cộng,... nên chắc tôi sẽ bán xe để chuyển sang làm việc khác ổn định hơn, anh Quang ngậm ngùi.

Còn theo anh Mạnh Tuấn (trú tại quận Cầu Giấy), mức phí từ 25.000-60.000 đồng/lượt để ô tô con được vào khu vực nội đô còn cao hơn nhiều trạm BOT mà chưa biết có đỡ tắc đường hơn hay không. Điều này sẽ làm khó lái xe bởi lẽ nhiều người do đặc thù nơi ở, nơi làm việc cách xa và phải đi lại nhiều. Nhẩm tính với mức thu trên mỗi tháng anh sẽ phải mất thêm vài triệu đồng cho việc di chuyển.

Tất cả các đơn vị hành chính quan trọng, nơi để tổ chức giao dịch, trao đổi, kinh doanh thương mại đều tập trung ở các tuyến đường phố trung tâm; đã tổ chức như vậy rồi sao lại hạn chế người ta vào. Với người đi làm, đi công việc thì họ vẫn phải qua dù có mất phí cao. Điều này sẽ gây áp lực kinh tế cho người lao động bởi họ gần như không có nhiều lựa chọn khác, anh Tuấn bày tỏ.

Đánh giá về đề xuất thu phí phương tiện vào khu vực vực trung tâm, TS. Lê Bá Chí Nhân - Giảng viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh khẳng định không khả quan. Hiện nay tình hình doanh nghiệp đã rất là khó khăn, việc thu phí phương tiện sẽ làm tăng chi phí cộng vào.

hoan thien giao thong cong cong truoc khi nghi den thu phi phuong tien vao noi do hinh 2

Hạ tầng giao thông, phương tiện công cộng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhưng các cơ quan quản lý lại muốn giảm, cấm phương tiện cá nhân.

Ví dụ như xe tải hiện nay chở hàng vào trung tâm thành phố sẽ phải tăng thêm giá và người gánh cái phí này là người dân, doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ là đơn vị đóng thuế cho Nhà nước và doanh nghiệp đóng thuế dựa vào nguồn thu, nguồn thu giảm đồng nghĩa với nguồn thu thuế cũng sẽ giảm theo.

Tránh đi vào những vết xe đổ

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội) cho rằng, các đô thị lớn mà hạ tầng quá tải thì chuyện thu phí cũng là hợp lý. Tuy nhiên chuyện thu phí phải thực hiện trong bối cảnh phù hợp.

Trong bối cảnh COVID-19 hiện nay ảnh hưởng nặng nề, doanh nghiệp, người dân đang chịu chi phí rất lớn thì thời điểm này cũng cần phải cân nhắc. Nhưng về mặt lâu dài việc thu phí phải thực hiện, cùng với thu phí phương tiện cá nhân cần phát triển hệ thống phương tiện công cộng.

Trao đổi với PV Báo Nhà Báo & Công luận về đề xuất thu phương tiện tại 2 đô thị lớn, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, để giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường, hạn chế phương tiện cá nhân thì tiền đề quan trọng nhất là vận tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

hoan thien giao thong cong cong truoc khi nghi den thu phi phuong tien vao noi do hinh 3

Hàng loạt dự án đướng sắt đô thị đội vốn, chậm tiến độ và đặc biệt là sai phạm tại dự án xe buýt nhanh BRT tại Hà Nội khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng không thể đi ngược lại quy luật này bởi nếu phương tiện công cộng không đáp ứng nhu cầu đi lại thì khi thu phí với ô tô và cấm xe máy vào nội đô, người dân sẽ đi lại bằng gì...?

Về phạm vi tổ chức thu phí, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu, bởi phạm vi từ vành đai 3 trở vào tương đối rộng. Trong hạ tầng giao thông, bãi đỗ xe giao thông công cộng,... còn nhiều hạn chế nên thành phố cần phải tính toán lại phạm vi áp dụng.

Đối với mức giá thu cần phải nghiên cứu kỹ nên thu phí phương tiện theo lượt hay theo giờ. Bởi rõ ràng, người chỉ đi vào rồi ra nên có mức thu thấp hơn người đi ô tô vào nội đô cả ngày, không thể cào bằng mức  thu, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết thêm.

Như vậy để thực hiện khả thi thu phí phương tiện vào nội đô giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường thì quan trọng nhất vẫn là hạ tầng và giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân. Nhưng trên thực tế nhiều dự án giao thông công cộng đội vốn, chậm tiến độ thời gian qua khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Vừa qua Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện 6 dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (Hà Nội) đang lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật còn lại 5 dự án khác đều phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên tới hơn 80.000 tỷ đồng.

Đặc biệt được đầu tư trên 1.000 tỷ đồng từ vốn vay ODA của Ngân hàng thế giới nhưng sau 5 năm đi vào sử dụng, ngoài việc “chiếm dụng” 1/3 diện tích đường, buýt nhanh BRT thuộc Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư được đánh giá là kém hiệu quả, không đáp ứng kỳ vọng đề ra.

Càng bức xúc hơn khi mới đây Thanh tra Chính phủ đã phát hiện tổng số tiền sai phạm lên tới trên 43,5 tỷ đồng tại Hợp phần I - Xe buýt nhanh BRT thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội.

Nhiều ý cho rằng, các cơ quan quản lý cần hoàn thành và tránh để xảy ra sai phạm, chậm tiến độ tại những dự án giao thông trọng điểm trước khi nghĩ đến việc thu phí ô tô vào nội thành, cấm xe máy hay xa hơn nữa.

1. Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên: Tăng 26.400 tỷ đồng. Năm 2007 có tổng mức đầu tư 17.387 tỷ đồng, năm 2011 điều chỉnh lên 47.325 tỷ đồng.

2. Dự án tàu điện ngầm Bến Thành - Tham Lương: Tăng hơn 21.700 tỷ đồng. Năm 2010 có mức đầu tư 26.116 tỷ đồng, năm 2019 điều chỉnh lên 47.890 tỷ đồng.

3. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Ðông: Tăng 9.231 tỷ đồng. Năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư 8.769 tỷ đồng, năm 2017 điều chỉnh lên 18.000 tỷ đồng.

4. Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tăng khoảng 10.400 tỷ đồng. Ðầu tư ban đầu 783 triệu euro, sau đó điều chỉnh là 1.176 triệu euro.

5. Dự án tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Ðạo: Tăng hơn 16.000 tỷ đồng. Dự kiến đầu tư ban đầu 19.555 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên 35.679 tỷ đồng.

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lần lượt đề xuất thu phí phương tiện vào nội thành với lý do để giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Hoàng Lan

Tin khác

Hà Nội: Mở rộng thí điểm vé liên thông đa phương thức cho vận tải công cộng

Hà Nội: Mở rộng thí điểm vé liên thông đa phương thức cho vận tải công cộng

(CLO) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.Hà Nội vừa tiếp tục mở rộng thí điểm hệ thống vé liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng với nhiều tuyến xe buýt trên địa bàn.

Giao thông
Cục Hàng không Việt Nam nói gì về việc giá vé máy bay tăng 'sốc'?

Cục Hàng không Việt Nam nói gì về việc giá vé máy bay tăng 'sốc'?

(CLO) Đánh giá của Cục Hàng không, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay (giá đã bao gồm thuế, phí) của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Giao thông
Đầu tư xây dựng loạt dự án giao thông trọng điểm khu vực Tây Nguyên

Đầu tư xây dựng loạt dự án giao thông trọng điểm khu vực Tây Nguyên

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Giao thông
Chính thức khai thác 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội)

Chính thức khai thác 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội)

(CLO) Từ ngày hôm nay (6/5), 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch trên tuyến đường Vành đai 3 chính thức được tháo dỡ rào chắn phục vụ người dân đi lại.

Giao thông
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phân công là Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Giao thông