Hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp khoáng sản

Thứ năm, 22/06/2023 14:14 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Masan High-Tech Materials (MHT) là nhà cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến công nghệ cao hàng đầu thế giới với cơ sở sản xuất và bán hàng tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc, phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.

Masan High-Tech Materials đồng thời là nhà sản xuất các sản phẩm Vonfram cận sâu lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, Công ty có 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Đức và Việt Nam; Công ty hiện đang vận hành mỏ đa kim Núi Pháo và một nhà máy chế biến Vonfram hiện đại tại tỉnh Thái Nguyên. MHT cũng là nhà sản xuất Florit và Bismut lớn trên thế giới.

Masan High-Tech Materials (HNX-UpCOM: MSR), nhà cung cấp tích hợp các vật liệu công nghệ cao hàng đầu phục vụ các ngành công nghiệp trọng yếu, hiện đang đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hợp tác với các nền tảng công nghệ lớn trên thế giới để tạo ra các vật liệu bền vững, các sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, trong đó Vonfram là thành tố chính. Nhà máy tái chế Vonfram là dự án trọng điểm mà Masan High-Tech Materials đang dồn toàn lực để nghiên cứu triển khai, với tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực.

Đưa phế liệu vào guồng quay sản xuất mới

Tham vọng về dự án xây dựng nhà máy tái chế Vonfram được các lãnh đạo Masan High-Tech Materials hé mở từ cuối năm ngoái. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên trung tuần tháng 4 vừa qua, dự án đã được trình bày rõ hơn cho các cổ đông. Theo đó, Masan High-Tech Materials sẽ xây dựng nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên và lớn nhất châu Á tại Thái Nguyên, đồng thời đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực.

hoan thien mo hinh kinh te tuan hoan trong nganh cong nghiep khoang san hinh 1

Công nghệ tái chế phế liệu đẳng cấp toàn cầu.

Tái chế phế liệu để đưa Vonfram vào guồng quay sản xuất mới là hướng đi quan trọng trong bối cảnh nguồn cung Vonfram trên thế giới (ngoài Trung Quốc) chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Trong khi đó, nhu cầu vật liệu công nghệ cao sẽ còn tăng lên vì xu hướng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực điện tử, viễn thông.

“Trước nhu cầu Vonfram ngày càng gia tăng trên thế giới, chúng tôi phải nghĩ cách để đảm bảo được đầu ra. Trữ lượng ở các mỏ hạn chế nên phải lấy từ các nguồn phế liệu thứ cấp để tái chế, thu hồi vật liệu Vonfram công nghệ cao để cung ứng cho khách hàng. Trên thực tế, nhiều khách hàng còn yêu cầu Công ty cung cấp sản phẩm Vonfram với tỷ trọng nhất định là Vonfram tái chế”, lãnh đạo Masan High-Tech Materials chia sẻ tại Đại hội.

Nhà máy tái chế Vonfram sẽ giúp Masan High-Tech Materials giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sơ cấp từ hoạt động khai thác khoáng sản, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị khép kín bao gồm thu gom, xử lý tái chế vật liệu phế liệu, trả lại nguyên liệu sản xuất, từ đó cải thiện hiệu suất khai thác và hiệu quả kinh doanh.

Nhà máy tái chế này đặt tại khu vực Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên. Nguồn nguyên liệu đầu vào của hoạt động thu hồi và tái chế trước tiên đến từ nguồn phế thải từ hoạt động sản xuất Vonfram. Bên cạnh đó, Masan High-Tech Materials hiện đang nhắm tới một số cơ sở thu mua phế liệu kim loại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để cung cấp đầu vào cho nhà máy tái chế Vonfram.

Theo lãnh đạo Masan High-Tech Materials, việc tìm nguồn và thu mua phế liệu Vonfram chất lượng cao gặp phải cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường địa chính trị như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều phế liệu có chứa Vonfram chưa được tái chế. Theo Hiệp hội Công nghiệp Vonfram Thế giới (ITIA), tỷ lệ tái chế phế liệu các-bua xi-măng có thể lên tới 80%, trong khi các chất xúc tác đã qua sử dụng có chứa Vonfram lại được chất đống tại các bãi chất thải nguy hại.

Theo Masan High-Tech Materials, dự án hiện đã khởi động với thiết kế kỹ thuật sơ bộ và thử nghiệm thí điểm quy trình tái chế mới. “Vonfram sẽ được thu hồi từ các sản phẩm pin và vật liệu in 3D đã qua sử dụng và tái chế, trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm mới”, lãnh đạo Masan High-Tech Materials chia sẻ.

Mô hình khép kín là nền tảng cho phát triển bền vững

Với Tập đoàn Masan, hoạt động tái chế là dự án trọng điểm của Masan High-Tech Materials đang dồn lực để nghiên cứu triển khai. Năm 2023 được xem là thời điểm phù hợp để Masan High-Tech Materials đẩy mạnh hoạt động tái chế sau hàng loạt bước chuẩn bị quan trọng trong hai năm qua. Hiện tại, Masan High-Tech Materials đang đề nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép Công ty được nhập khẩu phế liệu Vonfram nhằm đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho Dự án, hướng tới phát triển sản xuất xanh và bền vững.

Trên thực tế, để tái chế phế liệu chứa Vonfram không hề dễ dàng, đòi hỏi công nghệ hiện đại mới có thể thu hồi được Vonfram và từ Vonfram tái chế, tạo ra vật liệu phù hợp với yêu cầu của các ngành công nghiệp.

Nhà máy tái chế Vonfram tại Thái Nguyên trước mắt sẽ áp dụng công nghệ tái chế hơn 100 năm của H.C. Starck (Đức), được Masan mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram vào năm 2020. Đây là một trong số ít các công ty sở hữu các sáng chế độc quyền và có nền tảng tái chế Vonfram toàn diện và thân thiện với môi trường. Từ đó, công nghệ liên tục được cải tiến và đổi mới để xây dựng các quy trình thân thiện với môi trường dựa trên kinh nghiệm tái chế hàng đầu thế giới tại Đức, cũng như hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.

Trên thực tế, trong thời gian qua, Masan High-Tech Materials đã đẩy mạnh hoạt động R&D, xây dựng khu vực thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm tại các cơ sở R&D tại Việt Nam để bổ sung cho những cơ sở đã có ở Goslar (Đức). Cơ sở mới sẽ nâng cao năng lực của Masan High-Tech Materials về nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này, hướng tới tái chế nhiều loại phế liệu khác nhau.

Mô hình “Thu hồi - Tái chế - Tái sử dụng” các vật liệu được ban lãnh đạo Masan High-Tech Materials tin tưởng là phương thức hữu hiệu nhất để tối ưu hóa nguồn tài nguyên, đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của mỗi quốc gia và kiến tạo tương lai mới trên toàn cầu.

Do đó, nền tảng tái chế được xem là mảnh ghép quan trọng không chỉ giúp Masan High-Tech Materials có cơ hội tạo ra cuộc cách mạng về năng lượng tái tạo, mà còn góp phần thúc đẩy bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Thành công của dự án tái chế cũng sẽ khẳng định năng lực phát triển lĩnh vực vật liệu công nghệ cao, giúp gia tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Vonfram quốc tế.

Trong quý đầu năm 2023, H.C. Starck ra mắt sản phẩm bột Vonfram “starck2charge” đăng ký bản quyền toàn cầu, được kỳ vọng giúp giải quyết những bài toán năng lượng mới và tạo ra hệ sinh thái năng lượng sạch, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp ô-tô toàn cầu. Một sản phẩm khác cũng được ra mắt trong thời gian qua là “starck2print” phục vụ cho các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ in 3D, có độ tinh khiết cao, đặc biệt có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực y tế.

“Trong giai đoạn 5 năm tới, Masan High-Tech Materials đặt mục tiêu không những là nhà cung ứng vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới mà còn trực tiếp tham gia, dẫn dắt thị trường các sản phẩm tiêu dùng công nghệ toàn cầu trong một tương lai không xa. Chúng tôi tự tin làm chủ nền tảng tái chế Vonfram đẳng cấp, toàn diện và thân thiện môi trường đồng thời tạo ra nguồn nguyên vật liệu mới. Đây chính là trụ cột chiến lược mang lại thành công của Masan High-Tech Materials”, ông Danny Le - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan High-Tech Materials chia sẻ về tầm nhìn chiến lược tương lai.

PV

Bình Luận

Tin khác

Tỷ phú Mỹ muốn mua lại ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ muốn mua lại ứng dụng TikTok

(CLO) Tỷ phú bất động sản người Mỹ Frank McCourt tiết lộ rằng ông có kế hoạch xây dựng một tập đoàn để mua lại hoạt động kinh doanh của ứng dụng mạng xã hội TikTok tại Mỹ từ chủ sở hữu Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du khách Trung Quốc tới Nga tăng mạnh

Du khách Trung Quốc tới Nga tăng mạnh

(CLO) Theo Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nga (ATOR), Nga đã chứng kiến sự gia tăng du lịch nước ngoài trong quý đầu tiên của năm 2024, với gần 219.000 lượt khách được ghi nhận. Khách du lịch Trung Quốc chiếm gần một nửa con số này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

(CLO) Lãnh đạo SJC khẳng định doanh nghiệp này không hưởng lợi trong việc vàng miếng liên tục tăng giá thời gian qua. Đối với số vàng trúng thầu thành công, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán ra thị trường ngay lập tức nhằm đáp ứng nguồn cung cho người dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 16/5, ông Nguyễn Thành Phát, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1, TP HCM đã thông tin về việc thí điểm cho thuê vỉa hè tại 11 tuyến đường trên địa bàn quận.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp