Hoạt động vận tải dịp cuối năm: “Canh cánh” những nỗi lo

Thứ năm, 18/11/2021 10:01 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo lệ thường, cuối năm là dịp các hoạt động vận tải dự báo sẽ hết sức sôi động, tuy nhiên năm nay, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và sự gia tăng các chi phí đầu vào, đặc biệt giá xăng dầu tăng mạnh là những cái khó đang bủa vây các doanh nghiệp vận tải.

Cuối năm, từ tháng 11 trở đi được coi là thời điểm “vàng” của hoạt động vận tải trong việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa ra thị trường. Nhất là các mặt hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm, công nghiệp dân dụng,... cũng như vận tải hành khách phục vụ nhu cầu người dân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022.

Nhưng trải qua 2 năm chịu những thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt bùng phát lần thứ 4 đã khiến hoạt động sản xuất kinh tế nói chung và vận tải nói riêng gặp nhiều khó khăn. Sau khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, giá xăng liên tiếp tăng và thiết lập những “kỷ lục” lại càng làm tăng thêm những áp lực cho hoạt động vận tải.

Áp lực quá lớn khiến hoạt động vận tải thêm khó khăn

Gần một tháng qua, anh Mạnh Cường - chủ một doanh nghiệp vận tải ở Hà Nội phải đau đầu về giá dịch vụ vì xăng tăng giá. Anh Cường cho biết, nhà anh có đội xe chuyên chở xi măng tuyến Thanh Hóa - Hà Nội với giá cước 11,3 triệu đồng/tấn. Từ khi xăng tăng giá, giá cước tăng thêm 90.000 đồng/tấn đạt mức khoảng 12,1 triệu đồng/tấn.

“Nếu khách lấy 50 tấn hàng sẽ phải trả thêm 4,5 triệu đồng so với trước khi xăng tăng giá. Giờ tăng giá dịch vụ cũng mệt, không tăng cũng mệt. Tăng nhiều thì khách kêu, tăng ít thì đơn vị vận tải không thể bù lỗ, không đủ tiền trả lương nhân viên mà khách hàng đều là khách quen, lấy hàng số lượng lớn.

Nhà mình có 4 xe chạy tuyến Thanh Hóa - Hà Nội, 2 ngày chạy/lần nên lượng xăng dầu cần dùng là tương đối lớn. Hiện đơn vị đã tăng giá cước nhưng cũng phải hỗ trợ khách một phần để làm sao giá cạnh tranh được với các đơn vị vận tải khác” - anh Cường thở dài cho biết.

hoat dong van tai dip cuoi nam canh canh nhung noi lo hinh 1

Hoạt động vận tải đang phục hồi chậm và vẫn chịu những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Còn theo chị Thúy, một tiểu thương chuyên cung cấp hàng nông sản sạch từ Phú Thọ cho các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, xăng tăng giá là cái gì cũng tăng theo từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu,... nhất là giá vận chuyển hàng từ Phú Thọ đi Hà Nội tăng gấp đôi.

Một thùng rau củ quả khoảng 50kg hiện có giá từ 400.000 - 500.000 đồng, tương ứng với mức tăng 150.000 đồng so với năm trước, tính ra mỗi cân thực phẩm đang cõng thêm từ 3.000 - 5.000 đồng. Ban đầu, chị Thúy còn chấp nhận “lãi mỏng” để giữ khách nhưng hiện cũng phải tính nước tăng giá, nếu khách bỏ để tìm mối khác thì cũng phải chấp nhận.

Trong khi đó, ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và thương mại dịch vụ Đất Cảng cho biết, giá xăng dầu tăng cao đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải nói chung và tình hình kinh doanh của công ty nói riêng.

hoat dong van tai dip cuoi nam canh canh nhung noi lo hinh 2

Việc xăng tăng giá sẽ gây thêm khó khăn cho hoạt động vận tải và sẽ dẫn tới nhiều phản ứng dây chuyền, “bão giá” hàng hóa dịp cuối năm.

“Giá xăng dầu tăng mạnh cộng với việc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khiến chi phí vận tải đội lên đáng kể. Từ nhiều tháng nay, vận tải hành khách đa số thua lỗ, đừng nói đến có lãi”, ông Hải nói và cho biết thêm hiện doanh nghiệp đang nỗ lực giữ nguyên giá cước vận tải nhưng nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng, doanh nghiệp buộc lòng phải điều chỉnh.

Cùng chung quan điểm, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (nhà xe Sao Việt) thông tin, xe nằm đắp chiếu suốt thời gian dài vì dịch bệnh, nay vừa nhúc nhắc hoạt động trở lại thì giá xăng, dầu liên tục tăng cao. Trong khi khách thì ngày có ngày không, chủ yếu chạy cầm chừng để giữ tuyến. Cứ đà này, doanh nghiệp vận tải sẽ không thể cầm cự được.

Tính toán của các đơn vị vận tải, giá xăng dầu chiếm tới 10% - 15% chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Việc giá xăng dầu tiếp tục tăng rất mạnh như hiện nay, chi phí đầu vào có thể sẽ vượt qua con số 20% và với những khó khăn mà dịch bệnh COVID-19 gây ra thì hoạt động vận tải rất khó để phục hồi.

Gỡ khó với giải pháp kịp thời, tránh “bão giá” cuối năm

Thông tin từ Tổng cục Thống kê về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng đầu năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020 - mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, lạm phát 10 tháng qua tăng 0,84% - thấp nhất kể từ năm 2011.

Trong tháng 10/2021, chỉ có 3 nhóm hàng hóa là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm giá trong khi 8 nhóm hàng hóa khác tăng. Biến động giá tiêu dùng chủ yếu là do giá lương thực, xăng dầu và gas tăng.

hoat dong van tai dip cuoi nam canh canh nhung noi lo hinh 3

Cần những giải pháp hỗ trợ kịp thời, khơi thông hoạt động vận tải để bảo đảm cung ứng hàng hóa, vận chuyển dịp cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Các chuyên gia kinh tế dự báo áp lực tăng giá trong 2 tháng cuối năm 2021 là rất lớn. Nguyên nhân chính là chi phí nguyên liệu đầu vào tất cả lĩnh vực, từ thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng đến chi phí vận chuyển, logistics, xăng dầu,... trong nước đều tăng mạnh.

Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội), nếu giá xăng dầu cao sẽ tác động đến các lĩnh vực khác, sẽ không tốt cho nền kinh tế nói chung. Do đó việc đề xuất có biện pháp để kiềm chế giá xăng không tăng lên quá cao là điều cần thiết.

“Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, sức chịu đựng của các doanh nghiệp khó khăn. Chúng ta đang cần phải phục hồi nền kinh tế. Nếu giá xăng dầu tăng cao, tăng nhanh thì sẽ đẩy theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, đặc biệt là những lĩnh vực như giao thông vận tải đang bị tác động ảnh hưởng rất nặng của xăng dầu”, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề cập.

Còn PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) lo ngại, việc giá xăng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau thời gian dài bị ngưng trệ vì dịch bệnh.

Khi giá xăng dầu tăng, đồng nghĩa với chi phí sản xuất tăng và kéo theo giá cả các mặt hàng khác tăng theo, ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân. Với ngành vận tải, chi phí xăng, dầu chiếm 40% giá cước vận tải nên giá xăng dầu tăng chắc chắn cước vận tải tăng theo. Giá cước tăng sẽ đẩy giá thành các sản phẩm tăng, đây sẽ là hệ quả tất yếu không thể tránh.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, trước thực tế này các doanh nghiệp vận tải sẽ phải tính toán để cơ cấu lại giá thành vận tải, cân đối thu chi và xây dựng giá vé, cước phù hợp với chi phí đầu vào.

Chắc chắn việc xăng dầu tăng giá và việc điều chỉnh giá cước của các đơn vị vận tải sẽ làm chậm quá trình phục hồi thị trường vận tải vốn đang “bết bát”. Đặc biệt trong đợt cao điểm vận tải cuối năm khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như di chuyển của người dân tăng cao.

Vì vậy, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề xuất các cơ quan quản lý Nhà nước có những giải pháp hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải. Xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường thu qua mỗi lít xăng dầu. Hiện mức thu loại thuế này đang khá lớn từ 3.800 - 4.000 đồng/lít xăng dầu.

Hoàng Lan

Bình Luận

Tin khác

Kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh

Kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh

(CLO) Chiều ngày 17/5, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh phối hợp Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh.

Giao thông
Thay đổi phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy

Thay đổi phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy

(CLO) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị công bố kết quả Dự án “Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông thủy nội địa” (Dự án IW-MIS).

Giao thông
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(CLO) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các đơn vị vận hành, cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; dừng đón, trả khách đúng quy định.

Giao thông
Cục Đường bộ Việt Nam được giao quản lý cầu Mỹ Thuận 2

Cục Đường bộ Việt Nam được giao quản lý cầu Mỹ Thuận 2

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giao Cục Đường bộ Việt Nam quản lý các hạng mục, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cầu Mỹ Thuận 2 và đường, các công trình phụ trợ gắn liền với đường (gồm cả cầu đường bộ dưới 25m).

Giao thông
Bắt nhóm đối tượng mang 4kg vàng trị giá 7,2 tỷ đồng từ Lào về bán kiếm lời

Bắt nhóm đối tượng mang 4kg vàng trị giá 7,2 tỷ đồng từ Lào về bán kiếm lời

(CLO) 4 đối tượng khai nhận mua 4 kg vàng từ thủ đô Viêng Chăn (Lào) với giá 7,2 tỷ đồng nhằm đưa về Việt Nam bán kiếm lời.

Giao thông