Hồi chuông báo động về vấn nạn bạo lực báo chí

Thứ năm, 05/07/2018 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Không chỉ trên chiến trường, tại các điểm nóng, tính mạng của người làm báo giờ đây đã bị đe dọa nghiêm trọng tại chính những nơi chốn tưởng chừng như bình yên nhất, nhà báo đã thành “mục tiêu” của không ít những vụ bạo lực tàn bạo nhắm vào báo giới. Vụ xả súng tại tòa soạn báo Capital Gazette (thành phố Annapolis, thủ phủ tiểu bang Maryland, Mỹ) ngày 28/6/2018 vừa qua chỉ là một ví dụ điển hình.

Ngày đẫm máu nhất của báo chí Mỹ

Đầu giờ chiều 28/6 (giờ địa phương, rạng sáng 29/6 theo giờ Hà Nội), tòa báo Capital Gazette, như miêu tả của nhà báo phụ trách mảng tội phạm Phil Davis, chấn động và trông như “một vùng chiến sự” khi một gã đàn ông mang theo một cây súng trường, đi thẳng vào tòa soạn và nã súng. Ngay trong chốc lát, 5 nhân sự của Capital Gazette, gồm Wendi Winters, Robert Hiaasen, Gerald Fischman, John McNamara và Rebecca Smith, trong số đó 4 người là nhà báo bị cướp đi mạng sống, nhiều nhà báo khác bị thương rất nặng.

Cảnh sát Mỹ ngay sau đó cho biết đã xác định được nghi phạm vụ nổ súng tấn công tòa soạn báo ở Maryland là Jarrod Ramos, 38 tuổi đến từ thành phố Laurel, Maryland. Trước đó, năm 2012, Ramos đã đệ đơn kiện tòa soạn Capital Gazette vì làm mất danh dự của mình trong loạt bài đăng trên báo này vào tháng 7/2011  tố cáo Ramos thực hiện các hành vi quấy rối liên quan đến hình sự. Và cú đột nhập tấn công tòa soạn Capital Gazette lần này là việc hiện thực hóa âm mưu trả thù mà hắn ta đã dày công chuẩn bị từ nhiều năm nay. Theo tờ Baltimore Sun, tên này làm biến dạng ngón tay nhằm cản trở quá trình nhận dạng. Tuy nhiên, các điều tra viên đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và xác định được danh tính nghi phạm...

 Với những người làm báo Mỹ, vụ xả súng vào tòa soạn báo Capital Gazette đã biến ngày 28/6 trở thành ngày chết chóc nhất đối với báo chí tại Mỹ trong vài năm qua. Tin tức về vụ thảm sát lan truyền như “điện giật”, khiến người làm báo Mỹ trên khắp nước Mỹ “ớn lạnh đến sống lưng”. Họ cảm thấy chưa bao giờ tính mạng của họ lại trở nên mong manh như hiện nay. 5 sinh mạng đã phải đánh đổi chỉ vì vài phút điên loạn của một kẻ hận thù.

Báo Công luận
 

Khi người làm báo ngày càng phải tác nghiệp trong môi trường thù địch

Theo thống kê của kênh truyền hình CNN, các vụ tấn công, bạo lực, giết hại nhà báo đang có chiều hướng tăng tại Mỹ trong mấy năm trở lại đây. Năm 2015, một cựu nhân viên của đài WDBJ TV tấn công 2 nhà báo của đài trong bản tin trực tiếp ở Virginia. Một phóng viên và một phóng viên ảnh đã thiệt mạng khi đó. Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) cho biết, từ năm 1992 đến nay, đã có 7 nhà báo Mỹ thiệt mạng liên quan đến công việc làm báo. Ủy ban này cũng cho biết, mới đây nhất, một nhà báo làm về âm nhạc đã bị sát hại tại Chicago. Còn theo thống kê của Tổ chức bảo vệ tự do báo chí RWB, 13 nhà báo đã bị tấn công tại Mỹ từ đầu năm tới nay, 45 người bị tấn công vào năm 2017.

Sau vụ việc tại tòa báo Capital Gazette, cảnh sát điều động lực lượng tới văn phòng tòa soạn báo New York Times và nhiều cơ quan báo chí khác để đề phòng vụ tấn công tương tự xảy ra. Nhưng đó hoàn toàn là động thái “mất bò mới lo làm chuồng” và tất cả mới dừng lại ở những lời tuyên bố hay phê phán. Trước thảm kịch tại Marryland, Giám đốc Điều hành CPJ Joel Simon lên tiếng: “Hành động bạo lực chống lại các nhà báo là không thể chấp nhận được. Chúng tôi kêu gọi điều tra kỹ lưỡng về động cơ đằng sau vụ xả súng nhằm vào Capital Gazette”. Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Melania thì viết trên mạng xã hội Twitter: “Hành động bạo lực tại tòa báo Capital Gazette là thảm kịch và tội ác”. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cũng lên tiếng chỉ trích gay gắt vụ xả súng tại tòa báo Capital Gazette và gọi việc tấn công “vào những nhà báo đang làm nhiệm vụ của mình là tấn công vào mọi người dân Mỹ”. Thống đốc bang Maryland Larry Hogan thì cho rằng: “Những hành động bạo lực và hận thù sẽ không có chốn dung thân trong cộng đồng của chúng ta. Những cá nhân thực hiện vụ tấn công đáng ghê tởm này sẽ phải bị xét xử theo pháp luật”.

Báo Công luận
 

Rõ ràng theo nhận định của CPJ, những người làm báo Mỹ ngày càng phải tác nghiệp trong một môi trường  ngày càng có nhiều sự thù địch (an increasingly hostile environment for journalists). Nhất là khi vấn nạn tin tức giả (fake news) ngày càng lan truyền như “nấm mọc sau mưa”, rồi hệ lụy từ tuyên bố “gây bão” của ông Donald Trump: “báo chí là kẻ thù của người dân”.

Hành vi tội ác của Jarrod Ramos đã được chứng minh và tên thủ ác sẽ phải đền tội. Nhưng làm sao ngăn cản được những kẻ hận thù bất chấp như Jarrod Ramos ngang nhiên gây tội ác, những người làm báo - có được bảo vệ và bảo vệ đến nơi đến chốn hay không lại còn là một câu hỏi ngỏ, ngay cả tại nước Mỹ. Cho dù, nói như John Robison, cựu Tổng biên tập tờ News & Record tại Greensboro, North Carolina, việc tăng cường an ninh bảo vệ các nhà báo là cực kỳ quan trọng. Chỉ bởi một thực tế là nếu đơn độc, không một tòa soạn, một cơ quan báo chí nào đủ tiềm lực cả về nhân lực lẫn tài chính để hiện thực hóa mong muốn này.

Báo Công luận
 

Nhưng có một điều đáng mừng và đáng phục, với những người làm báo, là cả trong hiểm nguy, đe dọa, thậm chí trước cả lằn ranh giữa sự sống và cái chết, nhiều phóng viên, nhiều tòa báo can trường vẫn quyết không lùi bước. Sau thảm kịch xảy đến chiều 28/6, tờ Capital Gazette và công ty mẹ Baltimore Sun cho biết số báo ngay sau đó vẫn được xuất bản như thường lệ. Với họ, những rủi ro đi cùng là cái gì đó bắt buộc phải chấp nhận, một khi đã dấn thân với một nghề nghiệp nguy hiểm như nghề báo.

Nguyễn Hà

 

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo