Hội Lim ( Bắc Ninh) : Còn đó những hình ảnh không đẹp

Thứ bảy, 20/02/2016 17:26 PM - 0 Trả lời

Hội Lim nổi tiếng bởi những làn điệu quan họ làm say đắm biết bao người từ xa xưa. Từ hội làng đến di sản văn hóa Quốc gia, ngày nay đang dần bị thương mại hóa, có người đã phải thốt lên là ngày hội "xin tiền thưởng" của các liền anh liền chị dù đã có sự chỉ đạo nghiêm cấm hình thức này từ chính quyền địa phương.

(CLO) Hội Lim nổi tiếng bởi những làn điệu quan họ làm say đắm biết bao người từ xa xưa. Từ hội làng đến di sản văn hóa Quốc gia, ngày nay đang dần bị thương mại hóa, có người đã phải thốt lên là ngày hội "xin tiền thưởng" của các liền anh liền chị dù đã có sự chỉ đạo nghiêm cấm hình thức này từ chính quyền địa phương.

[caption id="attachment_82654" align="aligncenter" width="700"]Anh1 Dòng người đông như nêm nô nức đến tham dự Hội Lim[/caption]

Xin tiền thưởng đã "kín đáo hơn" ... 

Nhờ vào nét đẹp độc đáo, hát quan họ đã chính thức trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ đồng thời là tài sản văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, thu hút hàng nghìn lượt du khách đến với vùng đất này hàng năm trong ngày chính hội (ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm) của Hội Lim.

Những năm trước, hình ảnh các liền anh liền chị vừa hát quan họ vừa ngả nón xin tiền đã làm dậy sóng dư luận bởi sự “kém duyên”, làm mờ nhạt đi giá trị văn hóa truyền thống của loại hình dân ca quan họ. Năm 2016, trước thềm khai hội, chính quyền địa phương đã chỉ đạo “nghiêm cấm” quan họ xin tiền thưởng thay vào đó là kinh phí hỗ trợ nhất định đối với các liền anh liền chị. Tuy nhiên, tình trạng xin tiền vẫn diễn ra nhưng kín đáo hơn. Tại lán trại của CLB Văn hóa Quan họ tỉnh Bắc Ninh ở Đồi Lim, trên thuyền rồng của nhiều làng và thậm chí ngay tại ao đình trung tâm, liền anh liền chị cầm tráp trên tay bày trầu têm cánh phượng, nắp tráp hờ hững dễ dàng mở ra để … đựng tiền. Đó chính là điều khiến nhiều du khách có cảm giác, Hội Lim ngày càng thương mại hóa.

Anh2

[caption id="attachment_82656" align="aligncenter" width="700"]Anh3
Tráp vừa để bày trầu têm cánh phượng, vừa để đựng tiền thưởng[/caption]

Ông Tâm (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay họ kín đáo hơn rồi, có xin tiền nhưng ít hơn năm ngoái. Năm nào tôi cũng đi nghe quan họ ở Hội Lim, thấy nhiều cảnh này rồi nên quen”. Nhiều thuyền rồng cũng tận dụng cơ hội để quảng cáo, mua bán đĩa CD quan họ.

... đến hội chợ "đồ ăn" trong lòng lễ hội

Từ hội chợ cây cảnh đến khu vực Đồi Lim, quãng đường dài hơn 2km dày ken hàng quán, lán trại mở ra để kinh doanh buôn bán. Du khách loay hoay không thể tìm thấy lối vào ao làng đang có thuyền rồng phục vụ hát quan họ, bởi nhiều lán trại đã tận dụng triệt để lối đi để bày bán hàng hóa. Tuy không xảy ra tình trạng chèo kéo du khách, nhưng nhiều người vẫn quan ngại trước hình ảnh hàng rong bày bán la liệt ở hai bên đường, lòng đường và thậm chí cả trên đồi Lim vốn rất bụi bặm.

[caption id="attachment_82657" align="aligncenter" width="680"]Anh4 Quán bánh cuốn bày bán ngay dưới lòng đường, cùng nhiều hàng rong bán xoài dầm, cóc dầm,… mà không thấy cơ quan chức năng nhắc nhở kiểm tra[/caption]

Bà Nguyễn Thị Hào – Phó Chủ tịch UBND Huyện Tiên Du, Trưởng ban tổ chức lễ hội cho biết, nhằm đảo bảo sự lành mạnh cho lễ hội, 100% lực lượng công an huyện Tiên Du đã được huy động để phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, không để xảy ra tình trạng chặt chém, xô xát, ăn xin làm ảnh hưởng đến không gian lễ hội.

Từ quy mô hội làng, tiến dần lên hội vùng và giờ là di sản văn hóa Quốc gia nhưng dường như quan họ Bắc Ninh từ nét đẹp văn hóa đang trở thành “nét đẹp thương mại”. Đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều lễ hội trên khắp đất nước, khi mọi người dần dần buông bỏ ý nghĩa văn hóa sâu sắc của những nét đẹp truyền thống lâu đời để biến hóa lễ hội thành nơi kinh doanh, buôn bán.

Phương Linh

Tin khác

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

(NB&CL) Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy (xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2008 với kinh phí khoảng 2,6 tỷ đồng, sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp, khuôn viên nhếch nhác, cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Điều tra
Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

(NB&CL) Hơn 6 ha đất đang làm Trung tâm sát hạch và dạy nghề lái xe ô tô được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép theo quy định pháp luật. Nhưng hiện nay, quy hoạch chi tiết 1/500 điều chỉnh Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình, huyện Lương Tài đã chồng lên phần diện tích mà Công ty TNHH Kỹ Thương Đông Đô đang sử dụng, khiến doanh nghiệp “kêu cứu”.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

(CLO) Lãnh đạo UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai vừa cho biết: Huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xem xét, tham mưu hình thức xử lý liên quan đến quán cà phê “mọc” giữa ruộng như báo Nhà báo và Công luận đã phản ánh.

Điều tra
Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập 'Viện Đào tạo làm đẹp'

Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập "Viện Đào tạo làm đẹp"

(CLO) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có công văn yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo về việc thành lập, hoạt động của các viện trực thuộc sau thông tin phản ánh của báo Nhà báo và Công luận.

Điều tra
Những nhà thầu 'quen mặt' tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

Những nhà thầu "quen mặt" tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

(CLO) Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Cao Bằng, Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thành Long là hai nhà thầu "quen mặt" thường xuyên trúng các gói thầu tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng, với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách chỉ là "con số tượng trưng".

Điều tra