Hội nghị GEF tập trung giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách

Thứ tư, 23/05/2018 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay như bảo vệ rừng, đất đai, nước, khí hậu và đại dương trên toàn thế giới, xây dựng các thành phố xanh, bảo vệ môi trường động vật hoang dã… sẽ được tập trung giải quyết trong Kỳ họp lần thứ 6 của Đại Hội đồng Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) diễn ra từ ngày 27-28/6 tại Đà Nẵng.

Đây là kỳ họp quan trọng được tổ chức bốn năm một lần với sự tham gia của các Bộ trưởng phụ trách môi trường và các quan chức cấp cao khác từ 183 quốc gia thành viên, cùng với lãnh đạo các cơ quan Liên Hợp Quốc, các ngân hàng phát triển khu vực, các tổ chức xã hội dân sự và lãnh đạo doanh nghiệp.

Nội dung của kỳ họp là chia sẻ ý tưởng, giải pháp và hành động cần thiết hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường toàn cầu. Trong đó, các vấn đề về bảo vệ rừng, đất đai, nước, khí hậu và đại dương trên toàn thế giới, xây dựng các thành phố xanh, bảo vệ môi trường động vật hoang dã đang bị đe dọa và khắc phục các mối đe dọa môi trường mới như ô nhiễm rác thải nhựa trên biển... sẽ là nội dung trong chương trình nghị sự của Hội nghị GEF.

Báo Công luận
 Các đại biểu tham dự Hội thảo Khu vực cử tri mở rộng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) 2016.

Cách đây 1 tháng, gần 30 quốc gia đã cam kết dành 4,1 tỷ USD cho chu kỳ đầu tư 4 năm mới của quỹ GEF (gọi là GEF-7) để bảo vệ tốt hơn nữa tương lai của hành tinh và sức khỏe con người.

Bà Naoko Ishii, Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch quỹ GEF cho biết: “Phần lớn các quốc gia đóng góp đã đẩy mạnh ủng hộ và hỗ trợ GEF. Điều này cho thấy sự cấp thiết của chương trình bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như lòng tin đối với GEF trong việc giải quyết vấn đề này và đạt được nhiều kết quả thành công hơn nữa”. 

Các phiên khai mạc toàn thể Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng GEF diễn ra vào ngày 27/6 sẽ đề cập đến thực trạng môi trường toàn cầu, tham vọng cần thiết để cải tổ các hệ thống hỗ trợ cách thức sinh hoạt, ăn uống, đi lại, sản xuất tiêu dùng của con người và vai trò của GEF-7 đối với sự thay đổi hệ thống cần thiết.

Tiếp đó, 14 hội nghị bàn tròn cấp cao sẽ tập trung thảo luận sâu hơn về các chủ đề mới trong GEF-7 cũng như các vấn đề môi trường toàn cầu khác. Mỗi hội nghị bàn tròn sẽ có sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng và các Bộ trưởng nhằm thảo luận về thách thức, những công việc cần thực hiện, GEF cũng như các tổ chức khác có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Các sự kiện bên lề và triển lãm khác cũng sẽ diễn ra trong suốt Tuần lễ Hội nghị.

Thông qua các hoạt động này, Đại Hội đồng sẽ xem xét, phê chuẩn các định hướng giải pháp cho các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay, xây dựng và tăng cường các mối quan hệ hợp tác chiến lược đầu tư, đồng thời phê duyệt, phân bổ nguồn lực cho các dự án môi trường giai đoạn 2018 - 2022. 

Việc Việt Nam đăng cai chủ trì Hội nghị GEF 6 là sự kiện quốc tế quan trọng về môi trường, hi vọng tạo ra tiếng vang, tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên trường quốc tế.

Đại Hội đồng GEF gồm đại diện của 183 quốc gia thành viên, là cấp điều hành cao nhất của GEF. Đại Hội đồng họp 4 năm một lần để tổng kết và đánh giá các chính sách chung, các hoạt động và thành viên của GEF. GEF đã trải qua 5 nhiệm kỳ và đang hoạt động ở nhiệm kỳ thứ 6, giai đoạn 2014 - 2018. Thời gian qua, Ban Thư ký GEF đã cân nhắc và lựa chọn Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức Đại Hội đồng GEF lần thứ 6 và các sự kiện liên quan vào năm 2018 (Hội nghị GEF 6).

 

Minh Châu


Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, khôi phục sau chiến tranh

Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, khôi phục sau chiến tranh

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp, khẳng định nỗ lực của hai bên cùng nhau "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai", cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, khôi phục sau chiến tranh, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.

Tin tức
Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Ngày 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô, do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu, đã đến dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

Tin tức
Xúc động ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên Phủ về một thời 'hoa lửa'

Xúc động ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên Phủ về một thời "hoa lửa"

(CLO) Trong những ngày này, khi thành phố Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đang sôi động với nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, không ít cựu chiến binh đã quay trở lại thăm chiến trường xưa. Dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng ký ức về những ngày “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non" vẫn đọng mãi trong tâm trí họ.

Tin tức
Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm hỏi, tặng quà 2 gia đình thương binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tin tức