Hôm nay khai hội Katê Ninh Thuận năm 2022

Chủ nhật, 23/10/2022 10:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bắt đầu từ hôm nay (23/10) đến hết ngày thứ Ba (25/10), đồng bào Chăm Ninh Thuận sẽ mở tiệc ăn mừng lễ hội Katê 2022 theo truyền thống.

Không gian Lễ hội Katê sẽ diễn ra tại các đền, tháp Chăm và các làng Chăm theo đạo Bàlamôn thuộc 4 huyện và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và thôn Thành Ý, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

hom nay khai hoi kate ninh thuan nam 2022 hinh 1

Lễ hội Katê diễn năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ 23/10 đến 25/10

Theo kế hoạch, chiều 23/10, nhân dân các thôn: Hữu Đức, Tân Đức, Thành Đức xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước tổ chức lễ đón, rước y trang Pô Inư Nưgar từ đồng bào người Raglai thôn Tà Nô, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam về đền thờ trong thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Vào ngày 24/10, tất cả các đền, tháp Chăm chính thức mở cửa và tiến hành các nghi thức Lễ hội Katê truyền thống, gồm: Đền Pô Inư Nưgar, Tháp Pô Klong Garai, Tháp Pô Rômê.

Ngày 25/10, Lễ hội Katê tiếp tục diễn ra tại các làng, tộc họ và gia đình người Chăm Bàla môn trên địa bàn tỉnh.

Theo phong tục truyền thống của người Chăm theo đạo Bàlamôn, hàng năm, cứ vào ngày mùng 1/7 Chăm lịch (tức ngày 24.10 Dương lịch) tại 3 khu vực đền, tháp Chăm và các làng Chăm theo đạo Bàlamôn đều diễn ra Lễ hội Katê.

Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Điểm nhấn của Lễ hội Katê là lễ cúng thần Cha (Ngap padhi phuel bilan Katê) và thần Mẹ (Cambun). Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăn , Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng, đều được tổ chức ở tháp.

Từ xa xưa, Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm. Lễ hội Katê chung cho cộng đồng người Chăm cả hai cộng đồng tôn giáo Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni. Sau thế kỷ XIII, một bộ phận người Chăm tiếp nhận Hồi giáo (sau này thành đạo Bàni) nên tổ chức Lễ hội Ramưwan theo quy định của tôn giáo. Quá trình bản địa hóa các yếu tố văn hóa tôn giáo, hình thành nên hệ thống lễ hội, trong đó có Lễ hội Katê mang đậm tính dân gian.

hom nay khai hoi kate ninh thuan nam 2022 hinh 2

Lễ đón rước y phục nữ thần Po Nagar từ làng Raglai Phước Hà về làng Chăm Hữu Đức (Nình Thuận) - Ảnh: Nam Hoa

hom nay khai hoi kate ninh thuan nam 2022 hinh 3

Đoàn rước y phục thần Po Romé đang tiến lên tháp Po Romé - Ảnh: Nam Hoa

hom nay khai hoi kate ninh thuan nam 2022 hinh 4

Chuyển y phục của thần Po Romé vào trong tháp - Ảnh: Nam Hoa

hom nay khai hoi kate ninh thuan nam 2022 hinh 5

Người Chăm bày lễ vật dâng các vị thần ở khuôn viên bên ngoài tháp Po Romé trong một lễ Kate - Ảnh: Nam Hoa

Theo truyền thuyết, trong “gia đình Champa” thì người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Em gái út trong gia đình mẫu hệ Chăm sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ.

Vì vậy, ngày đầu tiên của lễ Kate là ngày mà người Raglai rước y phục của các vị thần trở về làng của người Chăm ở khu vực có đền thờ của vị thần đó. Buổi lễ rước và lễ đón y phục của người Chăm diễn ra rất trang trọng, với những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc.

Ngày thứ hai là ngày đặc sắc nhất của lễ hội, với việc những người Chăm rước y phục của vị thần lên đền tháp thờ vị thần đó, và tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các hoạt động tôn giáo truyền thống khác. Ngày này, những người Chăm địa phương và các vùng lân cận (không có đền tháp) đều tìm về đền tháp, trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật cúng dâng các thần để cầu mong những điều tốt đẹp.

Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Với các hoạt động lễ hội diễn ra trên các đền tháp cổ kính, lễ Kate đã thu hút rất đông du khách khắp nơi về dự, và ngày nay đã trở thành một lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm. Nhiều người hiện nay lầm tưởng và gọi lê hội Kate là “tết của người Chăm”, tuy nhiên điều đó không đúng.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống về Lễ hội, năm 2017, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL ngày 20.6.2017 đưa Lễ hội Katê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để quảng bá giá trị văn hóa, du lịch của tỉnh thông qua lễ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, nghiên cứu về các giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm trong dịp diễn ra Lễ hội Katê năm 2022, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tuyên truyền, quảng bá về Lễ hội Katê năm 2022, góp phần thu hút đông đảo người dân du khách đến địa phương.

Sở VHTTDL giao Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở, Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn, xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức Lễ hội Katê năm 2022 tại các di tích tháp Chăm.

Nguyễn Hoàng

Bình Luận

Tin khác

'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa
Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

(CLO) Tỉnh Hậu Giang đã từ chối tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Trí thức quốc tế do sự kiện có mục đích và quy mô chưa phù hợp.

Đời sống văn hóa
Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

(CLO) Công nghệ 3D Mapping tái hiện bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ghi lại chiến công hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta.

Đời sống văn hóa