HOSE vẫn tăng trưởng mạnh, bất chấp nghẽn lệnh như “cơm bữa” 

Thứ sáu, 05/03/2021 11:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự cố nghẽn lệnh ở sàn HOSE trong thời gian gần đây vốn được nhà đầu tư phó mặc như cơm bữa vì mất tiền mất cả niềm tin. Còn các công ty chứng khoán ngoài nguy cơ bị khách hàng tẩy chay còn phải gánh thêm “vạ lây” vì bỗng dưng phải tặng phí giao dịch để thay lời xin lỗi…

Bài liên quan
HOSE tăng trưởng mạnh, bất chấp nghẽn lệnh như “cơm bữa”.

HOSE tăng trưởng mạnh, bất chấp nghẽn lệnh như “cơm bữa”.

Các chỉ số trên HOSE "phi mã"

Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2/2021, các chỉ số chứng khoán trên HOSE đều ghi nhận sự tăng trưởng. Cụ thể, chỉ số VN-Index đạt 1.168,47 điểm, tăng 10,59%; VNAllshare đạt 1.124,14 điểm, tăng 10,76%; VN30-Index đạt 1.173,60 điểm, tăng 11,95% so với cuối tháng 1/2021.

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng nhiều gồm ngành công nghệ thông tin (VNIT) tăng 21,41%; ngành năng lượng (VNENE) tăng 19,72% và ngành tài chính (VNFIN) tăng 17,28%. 

Cũng trong tháng 2/2021, tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng đạt trên 8,3 tỷ cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt trên 208,29 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản thị trường giảm so với tháng trước, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt gần 13,88 nghìn tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt trên 554 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng giảm 17,34% về giá trị và 25% về khối lượng.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020, thanh khoản thị trường tháng 2/2021 ghi nhận sự tăng trưởng cao với khối lượng giao dịch bình quân phiên tăng 129,4% và giá trị giao dịch bình quân phiên tăng hơn 204%.

Tổng khối lượng chứng quyền có bảo đảm giao dịch trong tháng 2 đạt trên 359,4 triệu chứng quyền, tương đương tổng giá trị  đạt 1,42 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản chứng quyền có bảo đảm cũng đi theo chiều hướng giảm với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt gần 24 triệu chứng quyền tương ứng giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 95,16 tỷ đồng, giảm lần lượt 26,11% và 21,05% so với tháng trước.

Trong tháng 2/2021, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 42,67 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,35% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng với giá trị hơn 2,95 nghìn tỷ đồng, tương ứng giảm 14,08% so với tháng 1/2021.

Quy mô thị trường trên HOSE tính đến hết ngày 26/02/2021, có 560 mã chứng khoán giao dịch, trong đó gồm: 399 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 7 chứng chỉ quỹ ETF, 118 chứng quyền có bảo đảm và 33 trái phiếu niêm yết.

Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 101,5 tỷ cổ phiếu, giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,36 triệu tỷ đồng, tăng 10,65% so với tháng trước và đạt khoảng 69,37% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành).

Nghẽn lệnh HOSE - chuyện thường ngày

Không chỉ riêng tháng 2/2021 mà 2 tháng trước đó (tháng 1/2021 và tháng 12/2020) thị trường chứng khoán cũng liên tục chứng kiến các chỉ số trên HOSE đều tăng. Tuy nhiên sự tăng trưởng này lại diễn ra trong bối cảnh hệ thống đặt lệnh của HOSE liên tục gặp sự cố.

Đến nay, dù chưa có một đơn vị nào đứng ra thống kê số lượt và khung giờ HOSE bị "nghẽn lệnh" nhưng điểm lại giao dịch trong 3 tháng vừa qua cho thấy, trong tháng 12/2020, nhà đầu tư bắt đầu nếm trái đắng nghẽn lệnh liên tiếp.

Đơn cử trong phiên giao dịch ngày 22/12, nhà đầu tư phản ánh không đặt được lệnh mua bán chứng khoán trong phiên ATC đối với các cổ phiếu niêm yết trên HOSE. Sang phiên 23/12, nhiều nhà đầu tư phản ánh từ 14 giờ chiều trở đi lệnh giao dịch bị treo khi mua các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, thậm chí không hủy lệnh được.

Lần tiếp theo là phiên giao dịch hôm 24/12, lỗi treo lệnh/hủy lệnh và chậm trả kết quả cũng được nhà đầu tư phản ánh trong cuối phiên sáng. Sang phiên chiều, việc khớp lệnh chỉ diễn ra bình thường chừng 15 phút đầu, sau đó nhà đầu tư không thể vào lệnh bình thường suốt thời gian còn lại của phiên giao dịch. 

Sang tháng 1/2021, với nhà đầu tư sự cố nghẽn lệnh của Hose lại tiếp tục xảy ra “như cơm bữa” khiến họ mất niềm tin vào thị trường, dẫn đến tình trạng bán tháo. Như trong phiên 19/1, nhà đầu tư bán tháo khiến Vn-Index bốc hơi 75 điểm chỉ trong một phiên giao dịch - phiên "lao dốc" kỷ lục trong lịch sử. 

Đến tháng 2/2021, nhà đầu tư bắt đầu kháo nhau đó là chuyện “thường ngày” nên một bộ phận nhà đầu tư họ xác định tâm lý “sống chung với lũ”, số còn lại thì có xu hướng dịch chuyển sang giao dịch ở HNX nhiều hơn - trung bình đạt trên 2.000 tỷ đồng/phiên. 

Có thể thấy sự cố nghẽn lệnh sàn Hose không chỉ khiến nhà đầu đầu tư “thiệt đơn thiệt kép” mà các công ty chứng khoán cũng bị “vạ lây”. Chẳng hạn trong phiên giao dịch hôm qua (4/3) vào thời điểm 14h18 sàn HoSE tiếp tục bị “nghẽn lệnh” khiến đa phần các công ty chứng khoán không gửi lệnh lên sàn được, nhất là các công ty chứng khoán có thị phần lớn.

Rõ ràng sự cố nghẽn lệnh là do hệ thống của HOSE nhưng bản thân các công ty chứng khoán lại phải gánh rủi ro vì phải chia sẻ doanh bớt doanh thu.

Như tại TCBS (Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương) đã chịu "vạ lây" bằng cách tặng khách hàng doanh thu phí giao dịch trong 3 ngày (4, 5 và 8/3) tới toàn bộ khách hàng để thay lời xin lỗi vì sự cố nghẽn lệnh sàn Hose trong phiên giao dịch (4/3).

Thậm chí, anh Mạnh Đạt có tài khoản đặt lệnh tại Công ty CP Chứng khoán SSI còn phản ánh rằng, bảng giá của SSI không lỗi vì vẫn nhận lệnh đàng hoàng, tuy nhiên chỉ tại cái bảng giao dịch của Hose là không chịu chạy… 

Ngọc An

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp