Lễ hội Xuân Kỷ Hợi:

Hứa hẹn một mùa lễ hội an toàn

Thứ năm, 14/02/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cứ mỗi độ xuân về, người người lại nô nức kéo nhau đi trẩy hội. Đây dường như đã trở thành một trong những truyền thống đẹp và lâu đời của cha ông ta.

Du khách hành hương, chiêm bái về những nơi linh thiêng trong hội Xuân với ước nguyện cầu chúc một năm mới bình an và nhiều điều may mắn. Để đảm bảo tốt nhất cho nhân dân vui xuân vào hội, những địa điểm lớn tổ chức các lễ hội truyền thống đều đã có sự chuẩn bị chu đáo, hứa hẹn một mùa lễ hội an toàn, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.

Mở đầu không gian văn hóa lễ hội trong năm là hội Gò Đống Đa – Hà Nội. Đây có lẽ là lễ hội diễn ra sớm nhất mỗi dịp Tết đến Xuân về (diễn ra hằng năm vào ngày mùng 5 Tết tại chính Gò Đống Đa, Hà Nội). Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Như mọi lễ hội, ngoài phần lễ dâng hương thiêng liêng, phần hội luôn có những trò chơi dân gian vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết tập thể. Trong đó, độc đáo nhất là trò rước Rồng lửa Thăng Long.

Hội Lim - Bắc Ninh.

Hội Lim - Bắc Ninh.

Với lễ hội chùa Hương nằm trong quần thể khu danh thắng Hương Sơn cũng có những đặc trưng riêng. Du khách hành hương để chiêm bái, tỏ lòng thành kính với đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Lễ hội Chùa Hương kéo dài khoảng 3 tháng từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng được coi là lễ hội dài nhất của nước ta. Tại mùa lễ hội Xuân Kỷ Hợi năm 2019,  BTC đã chủ động trong việc tiếp đón du khách thập phương, tăng cường công tác an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Điểm mới trong Lễ hội Chùa Hương năm nay chính là việc các hàng quán được sắp xếp theo từng khu, có biển tên và niêm yết giá thành. Cùng với đó là việc chèo đò trên dòng suối Yến cũng được đảm bảo thông suốt, an toàn đã giúp nhân dân thuận tiện hơn trong việc trẩy hội. Tính đến hết ngày 12/2/2019 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), khu di tích Hương Sơn đã đón hơn 200.000 lượt du khách tham quan, hành hương và chiêm bái đức Phật.

Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.

Chợ Viềng Xuân - Nam Định

Chợ Viềng Xuân - Nam Định

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để du khách thập phương du xuân, vãn cảnh chùa, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, gia đình an khang thịnh vượng.

Tại Quảng Ninh, lễ hội Yên Tử được khai mạc vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống như dâng hương, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an hay lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, phần hội cũng diễn ra vô cùng tưng bừng với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Đặc biệt, lễ hội còn thu hút được nhiều sự tham gia của các đồng bào dân tộc ít người quanh vùng Yên Tử và các vùng lân cận, làm phong phú thêm các hoạt động lễ hội, lại giúp gắn kết tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em cả nước.

Trên quê hương Kinh Bắc, Hội Lim là  hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của nền văn hóa dân ca quan họ nổi tiếng. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được lắng nghe những câu hát quan họ say đắm lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng; mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.

Tại Nam Định, trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Tiếng là “hội chợ” nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn.

Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích Phủ Dầy. Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật văn hóa dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết. Bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên... Ðiều quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may, cầu lộc đầu xuân.

Lễ hội khai Ấn đền Trần cũng là điểm nhấn của mùa lễ hội Xuân. Lễ hội được diễn ra từ ngày 13 tháng Giêng và kéo dài trong 3 ngày liền với hai nghi thức mới là lễ rước nước và tế cá. Sau khi thực hiện 2 lễ nghi này, Ban Tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ như truyền thống của lễ hội.

Qua sự thành công của một số lễ hội đã diễn ra có thể khẳng định công tác quản lý, tổ chức lễ hội Xuân năm nay có nhiều tiến bộ, từ việc chỉ đạo, ban hành văn bản đến công tác đi sâu, đi sát để kiểm tra hoạt động lễ hội. Chính quyền các địa phương đã hết sức tích cực vào cuộc trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội, góp phần làm cho các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.

Lễ khai hội Chùa Hương năm 2019.

Lễ khai hội Chùa Hương năm 2019.

Mở đầu không gian văn hóa lễ hội trong năm là hội Gò Đống Đa – Hà Nội. Đây có lẽ là lễ hội diễn ra sớm nhất mỗi dịp Tết đến Xuân về (diễn ra hằng năm vào ngày mùng 5 Tết tại chính Gò Đống Đa, Hà Nội). Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Như mọi lễ hội, ngoài phần lễ dâng hương thiêng liêng, phần hội luôn có những trò chơi dân gian vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết tập thể. Trong đó, độc đáo nhất là trò rước Rồng lửa Thăng Long.

Với lễ hội chùa Hương nằm trong quần thể khu danh thắng Hương Sơn cũng có những đặc trưng riêng. Du khách hành hương để chiêm bái, tỏ lòng thành kính với đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Lễ hội Chùa Hương kéo dài khoảng 3 tháng từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng được coi là lễ hội dài nhất của nước ta. Tại mùa lễ hội Xuân Kỷ Hợi năm 2019,  BTC đã chủ động trong việc tiếp đón du khách thập phương, tăng cường công tác an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Điểm mới trong Lễ hội Chùa Hương năm nay chính là việc các hàng quán được sắp xếp theo từng khu, có biển tên và niêm yết giá thành. Cùng với đó là việc chèo đò trên dòng suối Yến cũng được đảm bảo thông suốt, an toàn đã giúp nhân dân thuận tiện hơn trong việc trẩy hội. Tính đến hết ngày 12/2/2019 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), khu di tích Hương Sơn đã đón hơn 200.000 lượt du khách tham quan, hành hương và chiêm bái đức Phật.

Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để du khách thập phương du xuân, vãn cảnh chùa, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, gia đình an khang thịnh vượng.

Tại Quảng Ninh, lễ hội Yên Tử được khai mạc vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống như dâng hương, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an hay lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, phần hội cũng diễn ra vô cùng tưng bừng với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Đặc biệt, lễ hội còn thu hút được nhiều sự tham gia của các đồng bào dân tộc ít người quanh vùng Yên Tử và các vùng lân cận, làm phong phú thêm các hoạt động lễ hội, lại giúp gắn kết tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em cả nước.

Trên quê hương Kinh Bắc, Hội Lim là  hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của nền văn hóa dân ca quan họ nổi tiếng. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được lắng nghe những câu hát quan họ say đắm lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng; mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.

Tại Nam Định, trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.

Tiếng là “hội chợ” nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích Phủ Dầy. Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật văn hóa dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết. Bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên... Ðiều quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may, cầu lộc đầu xuân.

Lễ hội khai Ấn đền Trần cũng là điểm nhấn của mùa lễ hội Xuân. Lễ hội được diễn ra từ ngày 13 tháng Giêng và kéo dài trong 3 ngày liền với hai nghi thức mới là lễ rước nước và tế cá. Sau khi thực hiện 2 lễ nghi này, Ban Tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ như truyền thống của lễ hội.

Qua sự thành công của một số lễ hội đã diễn ra có thể khẳng định công tác quản lý, tổ chức lễ hội Xuân năm nay có nhiều tiến bộ, từ việc chỉ đạo, ban hành văn bản đến công tác đi sâu, đi sát để kiểm tra hoạt động lễ hội. Chính quyền các địa phương đã hết sức tích cực vào cuộc trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội, góp phần làm cho các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.

Hoàng Dương

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa