Huế: Lễ hội ADa Koonh của người Pa Cô, huyện A Lưới Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ hai, 20/01/2020 09:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 18/01, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định Lễ hội ADa Koonh của người Pa Cô, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sự kiện: di sản

Trao quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho người Pacô.

Trao quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho người Pacô.

Hòa chung trong không khí toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chào đón Xuân Canh Tý - 2020.

Đến dự Lễ công bố có đồng chí Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh; đồng chí Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban dân tộc tỉnh.

Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, A Lưới là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử, là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy qua bao đời nay. Từ lối sống, sinh hoạt của đồng bào qua nhiều thế hệ, các phong tục tập quán và văn hóa phong phú, đa dạng đã tạo cho A Lưới sự hấp dẫn và nét đặc trưng riêng, đặc biệt là những di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có Lễ hội ADa Koonh truyền thống của người Pa Cô.

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành đến dự.

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành đến dự.

Lễ hội ADa Koonh là Lễ hội cúng mừng lúa mới của người Pa Cô, được tổ chức 05 năm một lần hoặc sớm hơn khi làng được mùa lớn, nhằm thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ Lúa và các loại giống cây trồng; đồng thời, cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, đem lại mùa màng bội thu cho năm sau.

Lễ hội A Da Koonh thường được tổ chức vào dịp cuối năm, sau khi thu hoạch xong vụ mùa; mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian này để tổ chức. ADa Koonh không chỉ là nghi lễ cúng tế thần linh, là ngày tết vui tươi nhộn nhịp của cộng đồng, mà còn thể hiện tình đoàn kết, tình cảm gắn bó thiêng liêng giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên, là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo, cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở VHTT chia vui cùng bà con Pacô.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở VHTT chia vui cùng bà con Pacô.

Lễ vật để cúng là cơm trắng, xôi, bánh, gà, heo, dê và các loại giống cây trồng. Lễ hội ADa Koonh được tiến hành gồm nhiều nghi lễ: Lễ tẩy rửa, lễ chuẩn bị, lễ mời Mẹ Lúa vào nhà, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng cho giàng xứ, lễ cúng những người đã khuất; lễ cúng các vị thần; lễ ăn cơm mới và kết thúc bằng nghi lễ tiễn khách.

Trong đó, nghi lễ độc đáo và quan trọng nhất là Lễ mời Mẹ Lúa vào nhà. Bởi hình ảnh và cách gọi thân mật Mẹ Lúa không chỉ gắn với một vụ mùa bội thu mà còn ảnh hưởng đến sự nguy an của cả cộng đồng; đây là nghi lễ đầu tiên mở màn chính thức cho Lễ ADa Koonh; tất cả tập trung ở chân cầu thang kho lúa làm lễ mời thần lúa ăn các vật phẩm mà họ dâng lên; sau đó, người Pa Cô vào kho lấy nắm lúa đầu tiên mang về nhà nấu ăn, với lời cầu: “từ nay kho lúa sẽ được mở, cầu mong lúa trong kho không hao hụt,…”.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình văn hóa phi vật thể này, trong những năm qua, ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với huyện A Lưới đã quan tâm triển khai thực hiện nhiều nội dung, hoạt động như: Tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống; sưu tầm, phục hồi dân ca, dân nhạc, dân vũ; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cộng đồng, khôi phục Làng văn hóa truyền thống của người Pa Cô, trong đó có nhà Moong truyền thống của dân tộc Pa Cô, đồng thời khôi phục và duy trì các lễ hội truyền thống tiêu biểu theo phong tục, tập quán của từng dân tộc…

Xác định việc phục dựng và bảo tồn nguyên bản các lễ hội truyền thống của các dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong việc khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố quan hệ thân thiết gắn bó giữa các dân tộc, trong năm 2019, UBND huyện A Lưới đã phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao lập hồ sơ trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội ADa Koonh của người Pa Cô vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đến ngày 20/12/2019, ông Nguyễn Ngọc Thiện Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4582/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội ADa Koonh của người Pa Cô vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới nói chung và Lễ hội A Da Koonh của người Pa Cô nói riêng.

Qua đây nhằm gắn trách nhiệm đối với mỗi cấp, mỗi ngành và mỗi người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản, khai thác và phát huy hiệu quả các giá trị của di sản.

Ông Nguyễn Dung phát biểu tại lễ công bố.

Ông Nguyễn Dung phát biểu tại lễ công bố.

Phát biểu tại Lễ công bố, đồng chí Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Lễ hội ADa Koonh của người Pa Cô đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là niềm tự hào của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và người Pa Cô huyện A Lưới nói riêng. Để tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị di sản này, Phó Chủ tịch Nguyễn Dung yêu cầu UBND huyện A Lưới phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Sở Văn hóa và Thể thao để tiếp tục xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy các giá trị lễ hội ADa Koonh, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ di sản, xây dựng kế hoạch và giải pháp khai thác có hiệu quả, phục vụ công tác giáo dục truyền thống văn hóa, gắn kết phát triển du lịch dịch vụ làm đa dạng các loại hình di sản văn hóa và góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Qua đây, đồng chí cũng biểu dương Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện A Lưới, cùng Phân Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế và các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân đã nỗ lực hết mình trong việc lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội ADa Koonh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Cái Văn Long

Tin khác

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa
Hải Phòng: Hấp dẫn đêm nghệ thuật “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

Hải Phòng: Hấp dẫn đêm nghệ thuật “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

(CLO) Một sân khấu hoành tráng với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc trong đêm nghệ thuật "Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa" diễn ra tối 30/4 đem lại cho người dân và du khách những trải nghiệm khó quên.

Đời sống văn hóa