Kỷ niệm 95 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam ( 21/6/2020):

Hữu duyên với "Đất, rừng Nguyên Phúc"

Thứ năm, 11/06/2020 19:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Về xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn với tôi chính là về với một miền ký ức của người theo nghề làm báo. Hơn thế, tác phẩm "Đất rừng Nguyên Phúc" do tôi viết lại có giá trị lớn thời đó, hỏi làm sao sau gần 40 năm, hôm nay trở lại, tôi không bồi hồi cho được!

Ký ức về một thời chưa xa

Về dự Đại hội lần thứ V của Hội nhà báo tỉnh Bắc Kạn, chị Trần Thị Lan Phương - Phó TBT phụ trách Báo Bắc Kạn bảo tôi: Anh có kỷ niệm gì về vùng này viết để đăng kỷ niệm nghề nghiệp trong tháng 6, tháng của nghề báo này không? Thế là tôi lên xe trở về Nguyên Phúc.

Xe đi ngược hướng Cao Bằng, đến cầu Nà Cù, rẽ phải chừng dăm, bẩy cây số là tới Nguyên Phúc, một xã có vị trí quan trọng của huyện.

… Năm 1981, tuy vào nghề báo được vài năm nhưng đi cơ sở xã xa xôi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tôi là lần đầu. Lại nữa, đất nước đang trong thời kỳ khó khăn nhất do hậu quả của cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp để lại. Có ánh sáng lóe lên ở một vài nơi trong thay đổi chính sách quản lý sản xuất dẫn đến việc Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 100, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, cởi trói trong quan hệ sản xuất, tư liệu sản xuất và phân phối cho nông thôn và nông dân. Bắc Thái khi ấy có HTX Thù Lâm xã Tiên Phong (Phổ Yên) cũng đã mạnh dạn thay đổi điều hành, tạo cho nông dân được chủ động gieo cấy trên phần ruộng được chia, có kết quả tốt. Bí thư tỉnh ủy Vũ Ngọc Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Doanh Hằng gợi ý anh em làm báo tích cực tìm tòi và giới thiệu mô hình tốt trên báo, đài. Tôi về huyện Bạch Thông ,huyện Chợ Đồn để tìm hiểu… Bí thư huyện ủy Đinh Công Hòa và Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông Dương Văn Đình chăm chú nghe tôi nêu ý kiến và cuối cùng khuyến khích cho tôi viết về thực hiện khoán sản phẩm cho nhóm và người lao động ở xã Dương Phong còn nông lâm nghiệp thì ở Nguyên Phúc. Bài Dương Phong khoán sản phẩm được báo Nhân Dân đăng, xem đó là hình mẫu thực hiện Chỉ thị 100 ở miền núi… Với Nguyên Phúc…

Trò chuyện với con trai anh Lý Hoàng Mạc.

Trò chuyện với con trai anh Lý Hoàng Mạc.

Phó Chủ nhiệm HTX toàn xã nông lâm nghiệp Nguyên Phúc Lý Hoàng Mạc đạp xe đạp về huyện đèo tôi về nhà rồi đưa lên xã, đến dân, xuống bản xa, làng gần tìm hiểu thực tế… Có vài vấn đề nổi lên mà tôi thu lượm được, đó là: Các huyện,xã miền núi Bắc Thái những năm đó chủ yếu thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu khai thác gỗ, củi để đưa vào phân phối cho các tỉnh. Các đội lâm nghiệp do Nhà nước quản lý có nhiệm vụ quan trọng số 1 là khai thác gỗ theo số lượng được giao. Vượt thì được khen, được thưởng. Đội lâm nghiệp Nguyên Phúc (Bạch Thông), Khuôn Nhà Quy Kỳ (Định Hóa), Ba Nhất (Võ Nhai)… Là điển hình của phong trào thi đua nhiều năm. Có điều, chặt hạ không đi liền trồng mới nên rừng suy kiệt rất nhanh. Cấy lúa của HTX năng xuất thấp, thiếu lương thực,dân thừa cơ theo sau lâm trường phá rừng làm nương lúa, ngô giải quyết cái ăn trước mắt… Nguyên Phúc phát hiện điều này và thực hiện việc quản lý, bảo vệ và tái tạo rừng rất tốt. Do vậy, gần 50 cây số vuông của xã được dân bảo vệ. Cụ thể, ruộng thì thâm canh bằng giống mới do đích thân Chủ nhiệm Ủy ban nông lâm nghiệp huyện Hà Sỹ Toàn được anh Mạc mời về chỉ đạo đến từng hộ. Rừng thí có Giám đốc lâm trường Bạch Thông Triệu Đức Trang xuống quy hoạch khai thác gỗ, trồng rừng mới và tuyên truyền người dân không phá thêm rừng mới làm rẫy… Tôi viết bài Đất rừng Nguyên Phúc mô tả các nội dung trên, được báo Nhân Dân, báo Bắc Thái đăng… Nửa năm sau Nguyên Phúc lại vinh dự nhận Huân Chương Lao động, đồng bào Nguyên Phúc phấn khởi lắm…

Anh Lý Hoàng Mạc, một chiến sỹ lái xe Đoàn 559, phục vụ chủ yếu Tây Trường Sơn, trên đất Lào, hoàn thành nhiệm vụ về quê ôm ấp bao dự ước cho quê hương no ấm, tươi đẹp. Vợ anh, chị Trần Thị Nga, cô gái Xuân Trường (Nam Định) bỏ ruộng lên rừng lẩy chồng sinh hạ ba, bốn người con, không quản nhọc nhằn lao động, sinh sống trong sự thẳng thắn, thanh bạch của gia đình. Con người, tính cách, lối sống của gia đình anh Mạc đã cho tôi những cảm tình,kể cả niềm thương nhớ… Rồi tôi cứ đi và viết…

39 năm sau,hôm nay 9/6/2020, tôi trở về thôn Nà Cà, nơi có ngôi nhà gỗ đơn sơ bên con suối vắng của anh chị Mạc, Nga, nơi tôi đã tá túc, sắn lùi, ngô bung anh chị nuôi ăn để viết báo. Mới hay anh chị đều đã ra đi từ lâu lắm rồi, khi họ chỉ tứ tuần. Trong ngôi nhà trống vắng chỉ có người con trai cả không hoàn hảo của anh chị tên Lý Hoàng Điệp, bảo rằng: Trong ký ức tuổi thơ vẫn nhớ có một chú Minh nhà báo…

"Đất, rừng Nguyên Phúc" hôm nay

Gặp Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Lý Thái Hải tại Đại hội Hội nhà báo Bắc Kạn, tôi khoe vừa hôm qua đi Nguyên Phúc, thăm lại nơi gần 40 trước đã viết bài "Đất, rừng Nguyên Phúc", xem có viết được bài nữa vẫn nội dung ấy, anh bảo:

Rừng Nguyên phúc hôm nay.

Rừng Nguyên phúc hôm nay.

- Được đấy,xã đại hội đảng bộ điểm của chúng tôi mà. Còn đất rừng thì khỏi nói, xã giữ rừng, sống với rừng rất tốt. Độ che phủ của cả nước chỉ hơn 40%, tỉnh Bắc Kạn 72%, dẫn tốp đầu cả nước, Nguyên Phúc lại thuộc tốp dẫn đầu của tỉnh. Chúng tôi chọn để đại hội cấp huyện, tỉnh tới Nguyên Phúc sẽ báo cáo điển hình về: "Vận động nhân dân bảo vệ và phát triển kinh tế rừng”

Câu chuyện tìm về Nguyên Phúc và thắp hương tưởng nhớ người xưa của tôi khiến Bí thư Đảng ủy  Đinh Xuân Bằng, Chủ tịch UBND Triệu Nguyễn Luyến cũng như Phó Chủ tịch HĐND xã Vi Hồng Nam xúc động. Anh Bằng chia sẻ:

Lớp cán bộ trải qua lửa đạn chiến trường khốc liệt trở về như chú Mạc, trong ba lô chỉ có đầy ắp Tình yêu cuộc sống. Vậy nên khi được giao công tác, chú ấy tận tụy đến quên ăn, ngủ.Từng lái xe chở đầy vũ khí qua những cánh rừng khộp, săng lẻ, xà nu bị bom thù, chất độc hóa học triệt hạ xơ xác, chú quý màu xanh của rừng. Chú ấy không muốn rừng tự nhiên hỗn giao thay bằng rừng trồng đơn điệu và tất yếu sẽ thành đồi trọc… Và các chú ấy đã chặn được nạn khai thác gỗ tận diệt, nạn làm nương rẫy bừa bãi, Nguyên Phúc trở thành tiên phong trong bảo vệ, phát triển rừng và ổn định đời sống nhân dân…

4 thập niên đi qua, thay đổi đã nhiều nhưng những gì là cội rễ, là truyền thống thì vẫn vẹn nguyên trên mảnh đất này. Trong 4.743ha đất tự nhiên của xã,bây giờ vẫn có 4.324ha đất rừng,lâm nghiệp. Vẫn đất rộng, người thưa như năm nào nhưng 513 mái ấm của đồng bào: Kinh,Tày, Nùng, Dao, Hoa, Thái, Mông, Sán Chí, Khơ Mú sinh sống trong 10 bản vẫn nhất mực hòa thuận, đoàn kết xây dựng quê hương Nguyên Phúc mãi mãi Nguyên Phúc.

Buổi làm việc với lãnh đạo Đảng ủy,HĐND, UBND xã Nguyên Phúc.

Buổi làm việc với lãnh đạo Đảng ủy,HĐND, UBND xã Nguyên Phúc.

Chủ tich xã Triệu Nguyễn Luyến nhấn mạnh thêm:

- Giữ rừng và trồng mới là hai công việc phải đi liền mới có hiệu quả. 5 năm qua xã trồng mới được 180 héc ta (bình quân gần 4.000 )mét vuông mỗi hộ là một nỗ lực không nhỏ. Nhiệm kỳ này (2020-2025) mục tiêu cũng như vậy và chúng tôi cũng sẽ giữ vững truyền thống hoàn thành vượt mức… Tôi thấy trong ánh mắt của lãnh đạo xã lấp lánh tự hào và niềm tin vào tương lai khi chia tay khách xa.

Tôi trở lại TP. Bắc Kạn bằng con đường bê tông từ Bản Nà Cà sang Khuổi Mật. Đi trong tít tắp mầu xanh của rừng,đồi nương, của những ngôi nhà đã khang trang hơn xưa của đồng bào nơi đây với một cảm xúc thanh thản khó tả và nghĩ về cấu tứ của bài "Đất, rừng Nguyên Phúc" sắp viết… Có điều cũng cần phải đưa vào bài viết những quan sát của người ngoài cuộc ,ngõ hầu được lãnh đạo các ngành, các cấp từ Trung ương, tỉnh, huyện quan tâm… Nói gì thì công lao của đồng bào là to lớn khi phải chịu thiệt thòi, nghèo khó khi phải lo giữ rừng, giữ cương vực, lãnh thổ, môi trường sinh thái cho đất nước mà đầu tư cho họ quá nhỏ nhoi. Đã đành nhiệm kỳ 5 năm qua (2016-2020), tỷ lệ nghèo giảm tới 20,7% (56,35% xuống còn 35,9%) nhưng thực ra số nghèo lớn quá. Cả xã có 5 cơ sở chế biến gỗ, muốn làm ăn lớn thì vốn đầu tư lớn,lấy đâu ra bây giờ… Đặt ra rồi tự giải mã, trong tôi luôn nghĩ đến những gì tươi mới sẽ đến với Nguyên Phúc và cả những vùng quê như thế nơi rẻo cao này.

HM

Tin khác

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo
Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Báo Tuyên Quang phối hợp với tổ chức doanh nghiệp đến thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Nghề báo
Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

(CLO) Trong không khí nhớ về những ngày hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà báo, phóng viên đã có mặt tại Điện Biên để gặp gỡ những nhân vật lịch sử, lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa; thông tin kịp thời, nhanh chóng những sự kiện, chương trình đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo Nhà báo & Công luận ghi lại những chia sẻ của các đồng nghiệp đang tác nghiệp nơi đây.

Nghề báo