Hữu Thọ- Một đời làm báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”

Chủ nhật, 19/06/2016 16:07 PM - 0 Trả lời

Cố nhà báo Hữu Thọ- nhà báo cách mạng lão thành, không chỉ là một trong những đại diện ưu tú của báo chí cách mạng mà còn là một nhà báo từ lâu, đã được nhắc đến với niềm tự hào về một nhà báo chân chính có đầy đủ phẩm chất “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

(NBCL) Cố nhà báo Hữu Thọ- nhà báo cách mạng lão thành, không chỉ là một trong những đại diện ưu tú của báo chí cách mạng mà còn là một nhà báo từ lâu, đã được nhắc đến với niềm tự hào về một nhà báo chân chính có đầy đủ phẩm chất “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.Cả cuộc đời mình, điều ông trăn trở nhất vẫn là câu chuyện lương tâm- đạo đức- trách nhiệm xã hội của người làm báo.

[caption id="attachment_103947" align="aligncenter" width="550"]14 Với nhiều lớp sinh viên báo chí, nhà báo trẻ sau này, cố nhà báo Hữu Thọ không chỉ là một nhà báo lớn mà còn là một người thầy dạy nghề. Nhưng điều đáng trân trọng nhất là người thầy ấy không chỉ dạy họ những kinh nghiệm mà còn cả đạo đức làm nghề. (ảnh nguồn internet)[/caption]

Trong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, cố nhà báo Hữu Thọ nổi tiếng bằng hàng loạt tác phẩm báo chí với nhiều thể loại khác nhau, từ bình luận, tiểu phẩm, bút ký, đối thoại đến phê phán... được bạn đọc quan tâm đón nhận, bởi nó phản ánh chân thực muôn mặt của cuộc sống, thẳng thắn phản ánh những tiêu cực của xã hội để cùng nhau cảnh tỉnh, điều chỉnh, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Trong nhìn nhận của nhiều đồng nghiệp, cố nhà báo Hữu Thọ ngoài đời giản dị, khiêm tốn bao nhiêu thì trang viết của ông lại đầy lửa, sắc bén và thâm thúy bấy nhiêu. Tài năng cộng với tâm thế “Không bao giờ khoan nhượng với cái xấu, tiêu cực trong xã hội”, đã đưa Hữu Thọ đến với những thành công trong sự nghiệp của mình và trở thành một trong những nhà báo có nhiều đóng góp cho tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước.

Cách đây gần 40 năm hẳn nhiều người không thể không biết việc nhà báo Hữu Thọ gần như là nhà báo duy nhất dám can đảm, đứng thẳng, phản biện sắc bén về khoán nông nghiệp, ủng hộ những “vượt rào” về nông nghiệp từ đó giúp dẫn tới việc “giã từ” với khoán hộ, mở đầu cho sự ra đời của khoán 10, từ đó đưa ngành nông thôn Việt nói riêng, đất nước nói chung vững bước trên con đường đổi mới. Lý giải về những thành công của mình trong mảng viết về nông nghiệp nông thôn, cố nhà báo Hữu Thọ chia sẻ thật giản dị: “Nhà báo cần có trái tim đồng cảm với nông dân và cần cả những giọt mồ hôi trên đồng ruộng”.

Với nhiều lớp sinh viên báo chí, nhà báo trẻ sau này, cố nhà báo Hữu Thọ không chỉ là một nhà báo lớn mà còn là một người thầy dạy nghề. Nhưng điều đáng trân trọng nhất là người thầy ấy không chỉ dạy họ những kinh nghiệm mà còn cả đạo đức làm nghề. Có thể thấy rõ điều này trong nhiều cuốn sách của ông. Trong “Đối thoại” - cuốn sách phản ánh nhiều vấn đề nóng hổi của dư luận và xã hội, từ những chiêm nghiệm của bản thân, ông cho rằng nhà báo muốn đối thoại với công chúng báo chí, trước hết nhà báo phải biết nghe, nhìn, phát hiện, chọn lọc và phản ánh thật nhanh nhạy những vấn đề xã hội nảy sinh hàng ngày trong đời sống dân chúng.

Nhưng để làm được như thế, rất cần nếu không muốn nói là phải: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, coi đó như một điểm tựa nghề nghiệp cần thiết. Và trong cuốn “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” xuất bản năm 2001, cố nhà báo Hữu Thọ đã nói sâu về điều này, xem như đó là những lời nhắn nhủ tâm huyết của một người làm báo đi trước với các thế hệ sau. Giải thích về tựa đề của cuốn sách, nhà báo Hữu Thọ đã khẳng định: Nhà báo cần phải có “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, nghĩa là phải có bản lĩnh, đạo đức và lương tâm, phải trung thực, có tinh thần đấu tranh và năng lực nghề nghiệp. Và: “Làm báo trung thực, công bằng, đúng mực thì sẽ được tin cậy. Sự tin cậy của xã hội là phần thưởng cao quý nhất đối với người làm báo”.

Ông nhắn nhủ: Dao găm có lúc liền thương tích - Lời nói theo nhau hận suốt đời. Nói vậy để cân nhắc trước ngòi bút. Tôi nghĩ rằng: Viết khen hay chê một ai thì chúng ta cũng nên làm một phép hoán vị, đặt mình vào vị trí người đó, ngòi bút sẽ đằm hơn. Khen thì hãy chân thành, không nịnh bợ, cũng không làm ra kiểu ban phát như người trên khen kẻ dưới. Chê ai thì cũng đừng dập vùi, mạt sát ; Khi viết về cái ác, lòng ta phải đầy thiện, văn chương chữ nghĩa phải sống với đời bằng tình yêu thì mới lâu bền ...

Cái tâm, lòng chân thành, sự trung thực giúp cho nhà báo định hướng ngòi bút. Trong nghề buôn, đừng bao giờ đi buôn chữ. Có thể trong xã hội, nhiều người muốn mua nhà báo. Nhưng ta nhất định không bán thì chẳng ai mua được.❑

[su_note note_color="#b6fc5c" text_color="#020202"]Cố nhà báo Hữu Thọ sinh ngày 8/1/1932 tại Hà Nội. Ông làm báo chuyên nghiệp từ tháng 8/1957 là cây bút phóng sự điều tra về nông nghiệp, nông thôn và tiểu phẩm thế sự có dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Sau này ông là Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ nhiệm Khoa báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, Uỷ viên Uỷ ban đối ngoại Quốc hội các khoá IX, X, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1995-2001); nguyên Trợ lý Tổng Bí thư (2001-2006). Dấu ấn trong sự nghiệp tư tưởng của nhà báo Hữu Thọ được ghi qua các giải thưởng: ngoài 8 giải Nhất do Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng với tư cách là nhà báo, ông còn được giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất (1970), Bằng Danh dự và Huy chương Vàng của Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ); Huân chương kháng chiến hạng nhất; Huy chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”; Huy chương “Vì sự nghiệp báo Nhân Dân”.[/su_note]

Hà Hồng

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo