Hủy nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của Trung Quốc

Thứ sáu, 03/04/2015 13:21 PM - 0 Trả lời

Hủy nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của Trung Quốc

Nhãn hiệu “cà phê Buôn Ma Thuột” bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký độc quyền từ năm 2011.
 
 
Báo Công luận 
 
Năm 2011, nhãn hiệu “cà phê Buôn Ma Thuột” bị một công ty ở tỉnh Quảng Châu - Trung Quốc có tên là Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd đăng ký độc quyền.
 
Sau gần 2 năm khiếu kiện, đầu tháng 2/2014, Phòng Xét xử và Xem xét lại nhãn hiệu - Bộ Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã ra phán quyết hủy bỏ nhãn hiệu “cà phê Buôn Ma Thuột” ở nước này và đến hôm nay (1/3), phán quyết này đã chính thức có hiệu lực.
 
Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sĩ Trịnh Đức Minh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc về vấn đề này:
 
PV: Thưa Tiến sỹ, Hiệp hội cũng như chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đã làm gì để phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?
 
Tiến sĩ Trịnh Đức Minh: Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương cũng như Hiệp hội gặp phải việc thương hiệu hàng hóa nổi tiếng của địa phương cũng như của Việt Nam bị một doanh nghiệp khác chiếm dụng ở nước ngoài.
 
Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột sau khi được sự ủy quyền của UBND tỉnh đã tìm một đại diện pháp lý là Văn phòng luật sư Phạm và Liên doanh, đã ủy quyền cho văn phòng luật sư này đứng ra nộp đơn sang phía Trung Quốc thông qua một văn phòng luật sư của phía Trung Quốc.
 
Chúng ta phải cung cấp đủ chứng cứ theo yêu cầu về mặt pháp lý chứng minh rằng Buôn Ma Thuột là nơi sản xuất cà phê quan trọng của Việt Nam, và nổi tiếng ở Việt Nam cũng như nổi tiếng trên thế giới.
 
Sau khi nộp, từ 13/3/2012, chúng ta chính thức nhận được phản hồi của Phòng Xét xử và Xem xét lại nhãn hiệu của Trung Quốc. Đến nay, họ đã đồng ý, chấp nhận khiếu nại đòi hủy bỏ nhãn hiệu của chúng ta là chính đáng và tuyên bố hủy bỏ nhãn hiệu đã đăng ký tại Trung Quốc. Sau 1 tháng công bố, phán quyết của họ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
 
PV: Qua vụ việc này, Hiệp hội rút ra được bài học kinh nghiệm như thế nào trong công tác đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?
 
Tiến sĩ Trịnh Đức Minh: Đây là một bài học, kinh nghiệm rất lớn. Chúng ta đăng ký rất nhiều chỉ dẫn địa lý phạm vi trong nước, tuy nhiên chưa chú ý việc đăng ký này ở các thị trường lớn ở nước ngoài.
 
Không chỉ sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột mà cả nhiều hàng hóa nông sản khác của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự. Lý do: quá trình đăng ký của nước ngoài tương đối phức tạp về mặt pháp lý. Và đặc biệt tốn kém một nguồn kinh phí khá lớn.
 
Về mặt Trung ương, thực sự chưa có một chương trình hỗ trợ đủ lớn, đủ mạnh để bảo hộ các địa lý chỉ dẫn nông sản của chúng ta ở nước ngoài. Nếu để cho địa phương xoay sở thì các nguồn lực ở địa phương rất hạn chế.
 
Chúng tôi cũng liên tục đề nghị Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Công thương phải đề xuất với Chính phủ có chương trình hỗ trợ cho các địa phương bảo hộ các chỉ dẫn địa lý nông sản ra nước ngoài. Tránh tái diễn các thương hiệu của chúng ta bị các doanh nghiệp nước ngoài xâm phạm.
 
PV: Được biết Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cũng đã nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, công việc này chúng ta đã đạt được kết quả gì và gặp những khó khăn gì thưa Tiến sỹ?
 
Tiến sĩ Trịnh Đức Minh: Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cũng tiến hành song song những bước đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau, tùy theo luật pháp của mỗi Quốc gia. Hình thức là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, hoặc là tên gọi xuất xứ hàng hóa, hoặc là tên gọi chỉ dẫn địa lý. Tất cả những bước này đều thông qua văn phòng luật sư tại nước ngoài, cũng như phía Việt Nam. Sau hơn 1 năm, kết quả đã có 4 quốc gia đồng ý bảo hộ nhãn hiệu tập thể cà phê Buôn Ma Thuột, đó là tại Tây Ban Nha, Hà Lan, Lúc-xăm- bua và Bỉ. Các quốc gia còn lại đều tạm thời từ chối bảo hộ và yêu cầu chúng ta bổ sung các tài liệu.
 
Cái khó khăn lớn nhất của Hiệp hội trong thời gian vừa qua đó là kinh nghiệm cũng như những hiểu biết pháp lý trong việc đăng ký ra nước ngoài.
 
Khó khăn thứ 2 về cái hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là của ngành cà phê. Chưa có quỹ phát triển ngành hàng, chính vì vậy mà khi gặp những việc cần phải quảng bá, xúc tiến thương mại ngoài phạm vi quốc gia thì chúng ta luôn luôn lép vế. Đặc biệt là thiếu chuyên gia, thiếu kinh phí.
 
Chúng tôi mong rằng, cộng đồng doanh nghiệp vì lợi ích lâu dài về bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ của địa phương và lợi ích trước hết là cho doanh nghiệp và cho những người sản xuất cà phê, cộng đồng doanh nghiệp cần phải hỗ trợ mạnh mẽ cho vấn đề này cụ thể để Hiệp hội đủ sức tiến hành công việc pháp lý tương đối phức tạp và kéo dài. 
 
Nguồn VOV 

Tin khác

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

(CLO) Hôm nay (4/5), giá vàng SJC lập kỷ lục mới ở mức gần 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh đấu thầu vàng bị huỷ 3 phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp