Cao Bằng- Đánh thức miền non nước:

Huyện Trùng Khánh - Phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội

Thứ năm, 26/09/2019 15:30 PM - 0 Trả lời

(NB&CL)Được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh tuyệt đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Bản Viết, sông Quây Sơn, cùng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể như: Hát lượm, then, đàn tính, si giang, phong slư… không khó hiểu vì sao huyện Trùng Khánh lại trở thành địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Bài liên quan

Tuy nhiên, để thu hút đầu tư hơn nữa, huyện Trùng Khánh đã có những bước đi mới nhằm phát huy giá trị văn hóa Tày – Nùng gắn với phát triển kinh tế.

Phát huy giá trị văn hóa Tày – Nùng…

Lâu nay nhắc đến Trùng Khánh (Cao Bằng), nhiều người dễ dàng liên tưởng đến thác nước nổi tiếng thác Bản Giốc - thác nước đẹp bậc nhất Đông Nam Á. Thác Bản Giốc đổ xuống ở độ cao hơn 30m và đi qua những dãy núi đá vôi, cánh đồng lúa, làng mạc tạo nên cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc. Bên cạnh đó, Trùng Khánh còn là một trong số ít những địa phương của tỉnh Cao Bằng sở hữu nhiều địa danh đẹp và hấp dẫn khác như: Động Ngườm Ngao, thác Thoong Cót, thác Thoong Tắc, hồ Bản Viết, hồ Thang Hen...

Huyện Trùng Khánh luôn chú trọng phát huy các giá trị văn hóa địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.

Huyện Trùng Khánh luôn chú trọng phát huy các giá trị văn hóa địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.

Cùng với đó, Trùng Khánh còn là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Tày – Nùng, với những phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc và văn hóa ẩm thực độc đáo, thực sự là một điểm nhấn quan trọng để Trùng Khánh thu hút du khách. Đây là những điều kiện thuận lợi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt góp phần phát triển du lịch, kinh tế - xã hội huyện Trùng Khánh một cách bền vững.

Nắm bắt được những tiềm năng đó, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tộc huyện Trùng Khánh đã luôn quan tâm tới công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, với quan điểm “văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội”. Theo đó, huyện Trùng Khánh đã chú trọng thực hiện các đề án, đề tài phục dựng các làn điệu dân ca các dân tộc đang có nguy cơ bị mai một như bảo tồn các làn điệu và các lễ hội truyền thống như Lễ hội Co Sầu, Lễ hội đền Hoàng Lục, Lễ hội Cầu mùa (Cao Thăng, Trung Phúc), Lễ hội Long Vương...

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, huyện hiện có 7 làn điệu dân ca đặc sắc gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc Tày - Nùng như: Sli giang, dá hai, hát lượn, phong slư, hát then đàn tính, hát hà lều và hát pảng lài, những giá trị văn hóa đó đã tạo nên đặc trưng riêng của địa phương. Bên cạnh việc phục dựng các làn điệu dân ca cổ, công tác bảo tồn cũng được Trùng Khánh quan tâm đẩy mạnh. Trong đó, chú trọng đến việc truyền dạy lại cho thế hệ trẻ hiểu được ý nghĩa nhân văn cao cả, đạo đức lối sống, cách ứng xử giữa con người với con người… thông qua các làn điệu ca cổ.

Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Tày – Nùng thông qua các làn điệu dân ca cổ được bền vững, hàng năm, Trùng Khánh đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các nghệ nhân, giữa quần chúng nhân dân nhằm phát hiện hạt nhân tiềm năng. Qua đó, nhân rộng mô hình, thành lập được một số câu lạc bộ dân ca tại xóm, nhất là các xóm đã có hoạt động văn hóa gắn với loại hình dịch vụ du lịch homestay...

Đồng thời, thành lập Chi hội bảo tồn dân ca các dân tộc của huyện và thành lập 20 phân chi hội bảo tồn dân ca các dân tộc tại các xã, thị trấn. Các câu lạc bộ, các phân chi hội ở xã, xóm đã hoạt động rất hiệu quả, chủ động tổ chức được rất nhiều hoạt động phong trào, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu dưới nhiều hình thức nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Non nước Trùng Khánh.

Non nước Trùng Khánh.

… Hướng đến phát triển kinh tế bền vững

Nhằm phát huy giá trị văn hóa Tày – Nùng trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương, thời gian qua Trùng Khánh đã và đang xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư vào du lịch. Trong đó, bên cạnh những thế mạnh phát triển kinh tế du lịch cũ, Trùng Khánh đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình kinh tế, sản phẩm du lịch mới như: Tổ chức đua xe địa hình, đua thuyền mạo hiểm trên sông Quây Sơn; tổ chức trình diễn các làn điệu dân ca như: Hát Then, Sli giang, phong slư, hà lều…

Nhờ vậy, du lịch Trùng Khánh đã có những bước phát triển mạnh mẽ; Kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch được bảo đảm. Lượt khách du lịch đến Trùng Khánh các năm sau đều cao hơn năm trước. Nếu như năm 2015 mới chỉ có trên 150.000 lượt khách du lịch đến thăm quan, thì đến năm 2016 lượng khách đã tăng lên đến 162.000 lượt người, năm 2017 là 212.884 lượt khách và năm 2018 là 308.947 lượt khách du lịch…

Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn với đảm bảo vững chắc an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong vùng, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 485/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc. Với quy mô 1.156,7 ha, khu du lịch này hướng tới mục tiêu đón 750.000 lượt khách vào năm 2020 và đến năm 2030, khách du lịch đạt khoảng 1.200.000 lượt.

Để thúc đẩy phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Trùng Khánh (phấn đấu năm 2020 đón trên 500.000 lượt khách), huyện đã tập trung thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cây đặc sản bản địa, quy hoạch và đầu tư nâng cấp các khu, điểm du lịch tiềm năng; đồng thời, thực hiện lồng ghép trong các hoạt động phong trào, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của địa phương. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, tổ chức tham gia học tập kinh nghiệm về du lịch, du lịch cộng đồng; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức và người quản lý lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn huyện…

Nhờ làm tốt công tác đó, trong thời gian qua, hình ảnh con người Trùng Khánh đã được cụ thể hóa vào nếp sống thông qua các quy tắc ứng xử, nội quy của cơ quan, đơn vị và các hương ước, quy ước ở xóm, tổ dân phố. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về trách nhiệm xây dựng quê hương, gìn giữ giá trị truyền thống cách mạng trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.

Với tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân các dân tộc huyện Trùng Khánh, với mục tiêu lấy du lịch làm đòn bẩy phát triển kinh tế, lấy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làm then chốt, tin tưởng rằng trong thời gian không xa, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Trùng Khánh, trong đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch của huyện đã đề ra.

Minh Diễn - Quán Tuấn

Tin khác

Không khí lạnh về, đầu tháng 5 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng chấm dứt

Không khí lạnh về, đầu tháng 5 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng chấm dứt

(CLO) Theo cơ quan khí tượng, gần sáng 1/5, một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến nước ta, đầu tháng 5 ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình-Quảng Trị.

Đời sống
Nghệ An, Hà Tĩnh nắng nóng đỉnh điểm, một số nơi lên đến 44 độ C

Nghệ An, Hà Tĩnh nắng nóng đỉnh điểm, một số nơi lên đến 44 độ C

(CLO) Ngày 30/4, nắng nóng ở khu vực miền Trung đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ đo được tại một số nơi ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã lên đến 44 độ C vào lúc hơn 13h chiều.

Đời sống
Động đất 4.1 độ Richter gây rung lắc mạnh ở Kon Tum

Động đất 4.1 độ Richter gây rung lắc mạnh ở Kon Tum

(CLO) Một trận động đất có độ lớn lên đến 4.1 vừa xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Người dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận đã cảm nhận được sự rung lắc về trận động đất này.

Đời sống
Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

(CLO) Những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận mức nhiệt cao với nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 50 độ C. Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người lao động, lái xe ôm, nhân viên giao hàng vẫn phải làm việc dưới cái nắng cháy da cháy thịt.

Đời sống
Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

(CLO) Chỉ mới vào đầu hè nhưng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, trong đó nạn nhân hầu hết là học sinh.

Đời sống