IMF: Cấm vận khí đốt của Nga có thể ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Trung Âu

Thứ tư, 20/07/2022 07:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại diện IMF nói nếu cấm vận khí đốt tự nhiên Nga sẽ gây ra suy thoái sâu sắc ở Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ý, trừ khi các nước này đồng ý hợp tác chia sẻ nguồn cung cấp thay thế.

Các nhà nghiên cứu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong một bài đăng trên blog rằng một số quốc gia có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu tới 40% lượng khí đốt trung bình của họ trong trường hợp cắt giảm tổng lượng khí đốt của Nga.

Được biết, nếu lệnh cấm vận hoàn toàn khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga, Hungary sẽ phải chịu ảnh hưởng kinh tế lớn nhất, ước tính với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm hơn 6%, trong khi đó Slovakia, Cộng hòa Séc và Ý có thể ghi nhận mức GDP giảm 5%.

imf cam van khi dot cua nga co the anh huong nang ne den kinh te trung au hinh 1

Logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ảnh: Reuters.

Theo kịch bản lạc quan hơn về một thị trường năng lượng khí đốt hội nhập hoàn toàn, chắc chắn thiệt hại kinh tế sẽ giảm. Trong khi đó, Hungary giảm GDP hơn 3%, Slovakia và Ý giảm GDP hơn 2% và GDP của Cộng hòa Séc giảm dưới 2 %.

Bên cạnh đó, GDP của Đức sẽ giảm trong khoảng 2% (kịch bản năng lượng thảm khốc) và chỉ hơn 1% (kịch bản lạc quan hơn), chủ yếu do khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng thay thế và khả năng giảm tiêu dùng.

Nhưng theo nhiều nguồn thạo tin, vào năm 2023, hoạt động kinh tế của Đức có thể giảm 2,7%. Hơn nữa, giá khí đốt bán buôn tăng cao sẽ đẩy lạm phát của Đức tăng thêm 2 điểm % vào năm 2022 và 2023.

Theo các chuyên gia IMF, cho đến thời điểm này, cơ sở hạ tầng tại châu Âu và nguồn cung toàn cầu đã tăng trưởng tích cực, với sự sụt giảm 60% trong việc cung cấp khí đốt của Nga kể từ tháng 6 năm 2021.

Trong đó, tổng lượng khí đốt sử dụng trong QI/2022 của khối (kể từ khi xung đôt Nga – Ukraine nổ ra) đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái và được biết, toàn khối cũng đang tích cực nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng thay thế, đặc biệt là LNG từ các thị trường toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu ngầm ngụ ý rằng "EU còn có thể chịu đựng được mức giảm tới 70% khí đốt của Nga, thậm chí, quản lý tốt trong thời gian ngắn hạn bằng cách tiếp cận các nguồn cung cấp và nguồn năng lượng thay thế, cũng như nhu cầu sử dụng thấp do giá năng lượng tăng vọt".

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp