Indonesia: Vượt ngân sách 2 tỷ USD, dự án đường sắt cao tốc Trung Quốc vẫn tiếp tục thi công

Thứ năm, 13/10/2022 19:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo, cho biết dự án đã hoàn thành 88,8% và dự kiến khai thác thương mại vào tháng 6/2023.

Nhiều lần đàm phán vì vượt ngân sách

Hôm nay (13/10), các quan chức Indonesia cho biết một dự án đường sắt tốc độ cao ở nước này, thuộc một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, đang trên đà hoạt động vào năm 2023 bất chấp các cuộc đàm phán giữa hai nước về việc dự án vượt quá ngân sách.

Tổng thống Joko Widodo đã đi thị sát một ga tàu mới, nơi tập đoàn xây dựng tuyến đường sắt PT Kereta Cepat Indonesia China (KCIC) trưng bày một đoàn tàu cao tốc do Trung Quốc sản xuất đứng yên trên đường ray. Tuyến đường dài 142 km sẽ nối thủ đô Jakarta với một trong những thành phố lớn nhất của đất nước, Bandung. KCIC là công ty liên doanh giữa một nhóm công ty Trung Quốc do Công ty Đường sắt quốc tế Trung Quốc đứng đầu với một nhóm công ty nhà nước Indonesia.

“Đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở ASEAN và chúng tôi hy vọng điều này sẽ tăng cường kết nối giữa các quốc gia, ví dụ như tuyến đường sắt này sẽ được kết nối với sân bay hay các tuyến đường sắt cao tốc khác”, ông Widodo nói và đề cập đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

indonesia vuot ngan sach 2 ty usd du an duong sat cao toc trung quoc van tiep tuc thi cong hinh 1

Công nhân đứng cạnh tàu cao tốc ở Bandung, Indonesia vào hôm nay (13/10). (Nguồn: Reuters)

Ông Joko Widodo, với tư cách là Tổng thống được nhiều người biết đến, cho biết dự án đã hoàn thành 88,8% và dự kiến ra mắt thương mại vào tháng 6/2023.

KCIC cho biết dự án đang phải đối mặt với chi phí vượt quá khoảng 2 tỷ USD, nâng tổng chi phí ước tính lên 113 nghìn tỷ Rupiah (tương đương khoảng 7,36 tỷ USD). Theo tờ Koran Tempo, Trung Quốc ước tính dự án này vượt ngân sách chưa đến 1 tỷ USD.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KCIC, ông Dwiyana Slamet Riyadi xác nhận sự khác biệt trong tính toán chi phí của hai nước, nói rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để giải quyết.

“Chúng tôi hy vọng các cuộc đàm phán… liên quan đến việc vượt chi phí và tài chính có thể nhanh chóng khép lại để điều này không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai”, ông Dwiyana, người đi cùng Tổng thống Widodo cho biết hôm nay.

Các công ty nhà nước của Indonesia, bao gồm Wijaya Karya và PT KAI, kiểm soát 60% KCIC, trong khi Tổng công ty Kỹ thuật Đường sắt Trung Quốc và các công ty Trung Quốc khác kiểm soát phần còn lại.

Dự án được tài trợ bởi một khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.

Các công ty Indonesia đã vận động các đối tác Trung Quốc của họ kể từ năm ngoái để tài trợ cho sự gia tăng chi phí, trong khi việc rót vốn từ Chính phủ Indonesia cũng đang chờ chính quyền phê duyệt.

Ông Dwiyana cho biết các cuộc thảo luận đang diễn ra về việc liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể chứng kiến việc chạy thử dự án đường sắt khi ông đến thăm quốc gia Đông Nam Á vào tháng tới để dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 hay không.

Mất 40 năm mới có lãi

Trước đó, tuyến đường sắt cao tốc được tài trợ vốn từ Trung Quốc tại Indonesia từng nhiều lần bị trì hoãn do các vấn đề về kinh phí như thu hồi, giải phóng mặt bằng, hay thiếu lao động vì dịch Covid-19.

Đánh nói, tờ SCMP đưa tin, nhà thầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vốn Trung Quốc tại Indonesia ước tính khoản đầu tư của họ sẽ phải mất 40 năm mới có lãi - gấp đôi thời gian so với tính toán ban đầu.

Theo đó, nguyên nhân khiến các nhà đầu tư phải chờ đợi lâu hơn là do siêu dự án đầy tham vọng của Indonesia nhằm di dời thủ đô từ thành phố Jakarta trên đảo Java, hòn đảo đông dân nhất của Indonesia, sang khu vực Bắc Penajam Paser và một phần của khu vực Kutai Kertanegara, Đông Kalimantan, nơi có đường biên giới với Malaysia và Brunei.

Ngay trong phiên điều trần của Quốc hội Indonesia vào đầu năm nay, ông Dwiyana Slamet Riyadi cho biết Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với vấn đề đội vốn khoảng 2 tỷ USD, tức tăng khoản chi phí đầu tư lên khoảng 7,84 tỷ USD.

Tuyến đường sắt cao tốc dài 142 km nối thủ đô Jakarta với thành phố Bandung ở Tây Java được khởi công vào tháng 1/2016. Ông Riyadi cho biết do kế hoạch dời thủ đô vào năm 2024 của Chính phủ Indonesia, các chuyến tàu cao tốc dự kiến sẽ giảm gần 50% lượng hành khách mỗi ngày (hơn 31.000 hành khách/ngày) so với ước tính trước đó (hơn 61.000 hành khách/ngày).

Ông Riyadi nói: "Xét về giá trị đầu tư, số lượng hành khách và giá vé, rất khó để đạt được mức doanh thu như ước tính trước đó từng cho rằng tuyến đường sắt cao tốc có thể thu về lợi nhuận trong vòng 20 năm”. Ngoài ra, ông cũng đề xuất giá vé dao động từ 150.000 đến 350.000 rupiah (tương đương 10 - 25 USD) để có thể hòa vốn trong vòng 40 năm.

Tại Thái Lan, dự án tuyến đường sắt cao tốc kết nối Bangkok với biên giới Lào ở phía bắc được hỗ trợ bằng vốn vay của Trung Quốc cũng bị trì hoãn nhiều lần. Các cuộc đàm phán về việc phân chia chi phí đầu tư và các điều kiện để được Trung Quốc cho vay vốn vấp phải một loạt vướng mắc. Thái Lan muốn Trung Quốc hạ lãi suất cho vay để giảm chi phí nhưng Trung Quốc không đồng ý.

Cuối cùng Chính phủ Thái Lan quyết định chỉ tập trung cho giai đoạn một của dự án dài 250km, kết nối thủ đô Bangkok với tỉnh Nakhon Ratchasima, đông bắc Thái Lan. Thái Lan tự đảm nhận một phần chi phí đầu tư trị giá 5,5 tỉ USD cho giai đoạn một của dự án nhưng sử dụng công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc.

Hồng Vân (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

(CLO) Lãnh đạo SJC khẳng định doanh nghiệp này không hưởng lợi trong việc vàng miếng liên tục tăng giá thời gian qua. Đối với số vàng trúng thầu thành công, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán ra thị trường ngay lập tức nhằm đáp ứng nguồn cung cho người dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 16/5, ông Nguyễn Thành Phát, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1, TP HCM đã thông tin về việc thí điểm cho thuê vỉa hè tại 11 tuyến đường trên địa bàn quận.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

(CLO) Qatar đã hứa hẹn hợp tác với Trung Quốc trong phát triển năng lượng, từ các lĩnh vực thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) truyền thống đến năng lượng tái tạo và xây dựng một đội tàu chở dầu siêu tốc, Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

(CLO) Phiên đấu thầu vàng sáng nay có 11 đơn vị trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng SJC, giá cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng SJC giảm mỗi chiều 400.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng nay.

Thị trường - Doanh nghiệp