Karo - Tân binh mới trên thị trường OTT Việt

Thứ năm, 29/03/2018 13:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ra đời trong thời điểm thị trường đã có nhiều ứng dụng OTT thành công, thu hút người dùng Việt, tân binh mới mang tên Karo xem ra đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, cơ hội cũng rất lớn…

Thị phần OTT Việt: Thương hiệu ngoại áp đảo

Nếu nói về thời điểm bùng nổ cạnh tranh của các ứng dụng OTT trên thị trường Việt, thì đó phải là vào năm 2013. Khi đó, cuộc chiến OTT nhằm giành thị phần thống lĩnh khá nóng bỏng với nhiều chiêu trò tiếp thị khác nhau đến từ các thương hiệu. Kết thúc năm 2013, những tên tuổi đã giành được ít nhiều thị phần, khẳng định vị trí có thể kể tới đó là Skype, Viber, Facebook và Zalo.

Sau thời điểm đó, vào năm 2014, thị trường OTT xuất hiện hai thương hiệu Việt là Beetalk và Btalk. Tuy nhiên, thông tin về hai “tân binh” này cũng chỉ gây ồn ào ít nhiều trên phương tiện truyền thông rồi lại “lặn mất tăm” mà không tạo ra bất cứ sự thay đổi nào về cục diện thị trường.

Và rồi tới thời điểm này, sau 5 năm, dường như cuộc đua đó đã đến lúc ngã ngũ với sự “trụ vững” và tiếp tục khẳng định của bốn tên tuổi nêu trên. Chỉ có điều trong top 4 ứng dụng OTT được nhiều người Việt lựa chọn nhất hiện nay thì có tới 3 trong số đó thuộc về hãng công nghệ nước ngoài. Lý do của sự lép vế thương hiệu OTT Việt thì có nhiều, song phần đa ý kiến cho rằng do ứng dụng OTT của người Việt chưa nhiều, hoặc có thì vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về tính năng, tiện ích.

Báo Công luận
Tân binh mới trên thị trường OTT 
Tân binh OTT Việt: Cơ hội vẫn còn nhiều…

Tuy vậy, trên thực tế, ngay cả ứng dụng OTT ngoại được nhiều người dùng Việt lựa chọn thì cũng không phải đều đã thật sự đáp ứng được mong đợi của người dùng. Theo khảo sát, hiện người dùng OTT vẫn đang không hài lòng với các ứng dụng OTT ở các điểm như kết nối không ổn định, độ bảo mật và riêng tư kém và chưa customize theo đúng yêu cầu của người dùng.

Mặt khác, những ứng dụng OTT nêu trên vẫn chủ yếu theo hướng B2C phục vụ các khách hàng cá nhân là chủ yếu. Đối với mảng OTT dành cho doanh nghiệp, nhất là tại Việt Nam vẫn chưa có nhà cung cấp nội địa nào có ứng dụng OTT B2B chính thức.

Theo các chuyên gia, dù ở thời điểm này, thị trường OTT đã phần nào đi vào “ổn định”, nhưng nếu có một tân binh mới tham gia, thì vẫn còn cơ hội nếu tạo được sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm và “nhắm” đúng nhu cầu người dùng. Và đó sẽ là người chiếm nhiều ưu thế hơn trong việc khẳng định vị thế trên thị trường.

Hướng tới một ứng dụng OTT tiện ích cho doanh nghiệp

Chia sẻ lý do tham gia vào thị trường OTT B2B ở thời điểm này, đại diện VNPT cho hay: “Hiện nay mảng ứng dụng OTT cho doanh nghiệp vẫn còn đang bỏ ngỏ. VNPT có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp và dịch vụ dành cho doanh nghiệp nên chúng tôi tập trung vào mảng B2B để làm nền tảng phát triển. Với thế mạnh là một nhà mạng, các tính năng của OTT phải gắn được với những thế mạnh của VNPT về hạ tầng, thương hiệu và tập khách hàng hiện có để đem lại cho khách hàng một dịch vụ OTT của nhà mạng hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam”.

Theo các chuyên gia công nghệ, việc Karo gia nhập thị trường với rất nhiều tính năng nổi bật, mang “sứ mệnh” của một OTT B2B dành cho doanh nghiệp có thể tạo nên một "cú hích" mới cho thị trường OTT Việt trong thời gian tới.

Bên cạnh các hình thức thông tin liên lạc thông thường như điện thoại, tin nhắn miễn phí giữa các thành viên tải ứng dụng, người dùng Karo có thể gọi điện và nhắn tin từ ứng dụng ra tất cả các số cố định và di động trong nước. Các tiện ích cho doanh nghiệp cũng được chú trọng khi Karo tích hợp danh bạ công ty, tạo nhóm làm việc chính thức cho các thành viên doanh nghiệp, tạo bản tin nội bộ hay tích hợp tổng đài ảo vPBX. Tất cả hoạt động liên lạc trong Karo được bảo mật toàn trình, kể cả chat nhóm, cơ sở dữ liệu khách hàng được lưu trữ tại các data center của VNPT tại Việt Nam.

Với định hướng và tính năng khác biệt, VNPT thể hiện mong muốn đưa Karo trở thành một ứng dụng OTT dành cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ truyền thông và giá trị cộng thêm theo mô hình hoạt động mạng xã hội doanh nghiệp riêng biệt, linh hoạt, an toàn với chi phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả trong kinh doanh và hình thành một văn hóa năng động trong các hoạt động của doanh nghiệp.

P.V

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp