Kết nối nghĩa tình, tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh

Chủ nhật, 23/07/2017 23:00 PM - 0 Trả lời

Tối ngày 23/7, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2017), Báo Nhà báo và Công luận (Hội Nhà báo Việt Nam) phối hợp với Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Công ty Truyền thông Thiên Sơn, Hội Cựu Thanh niên xung phong TP. Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ TP. Hà Nội tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những Người con Bất tử” lần thứ 3 năm 2017...

(CLO) Tối ngày 23/7, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), Báo Nhà báo và Công luận (Hội Nhà báo Việt Nam) phối hợp với Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Công ty Truyền thông Thiên Sơn, Hội Cựu Thanh niên xung phong TP. Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ TP. Hà Nội tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những Người con Bất tử” lần thứ 3 năm 2017. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội. Chương trình đã neo vào lòng khán giả biết bao niềm xúc cảm dạt dào, sâu lắng… [caption id="attachment_174490" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Tiết mục nghệ thuật đặc sắc mở màn Chương trình “Những Người con Bất tử” lần thứ III.[/caption] Đến dự chương trình có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên TƯ Đảng- Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đồng chí Trương Minh Tuấn - Ủy viên TƯ Đảng- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc- Ủy viên TƯ Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng- Ủy viên TƯ Đảng  Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; đồng chí Bùi Thế Đức- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ; đồng chí Nguyễn Hữu Dũng- Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Võ Văn Cận- Phó Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên Xung phong Việt Nam... cùng  đông đảo các Cựu chiến binh, lãnh đạo các đơn vị tài trợ, cùng các quý vị khán giả… Phát biểu khai mạc chương trình, nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: “Thắng lợi của các cuộc kháng chiến mang ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội vì sự phát triển vững bền của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Để có được đất nước thanh bình trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta đã hy sinh trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù; hàng triệu người bị thương tật hoặc đang phải gánh chịu di họa nặng nề của chiến tranh. Thấu hiểu những hy sinh mất mát to lớn của đồng bào, đồng chí trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do. Cho nên, đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”. [caption id="attachment_174491" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Chương trình.[/caption] ­­­“Trong tâm trí của chúng ta không phai mờ hình ảnh những bà mẹ tiễn con ra trận mà không có ngày về, những người vợ mỏi mắt chờ chồng trong dáng đứng “vọng phu”. Hơn 40 năm đất nước đã có hòa bình, nhưng đến nay vẫn còn gần 300 ngàn liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt; hơn 300 ngàn liệt sĩ tuy đã được quy tập vào các nghĩa trang nhưng vẫn còn nằm trong những ngôi mộ “Liệt sĩ chưa biết tên”. Vì thế, hành trình thiêng liêng tìm hài cốt liệt sĩ của chúng ta nhiều năm nữa vẫn chưa kết thúc…”, nhà báo Hồ Quang Lợi xúc động chia sẻ. [caption id="attachment_174492" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội.[/caption] Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Những Người con Bất tử” lần thứ 3, là hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” để tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương  binh đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Những người con bất tử” gồm ba phần: Ký ức thời hoa lửa; Những người con bất tử; Thay lời tri ân. Trong chương trình, khán giả đã được giao lưu với Đại tá-Nhà văn Đặng Vương Hưng - một “Chuyên gia thư cũ”, một “Kẻ hành khất” chuyên “Ăn mày dĩ vãng” mốt mải săn tìm những kỷ vật của một thời rực màu hoa lửa từ các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược của dân tộc. Người có duyên khơi nguồn cho hàng trăm cuốn sách tư liệu vô giá ra đời (trong đó có Nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”…) [caption id="attachment_174493" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Phần giao lưu với Đại tá -Nhà văn Đặng Vương Hưng trong chương trình.[/caption] Đại tá- Nhà văn Đặng Vương Hưng đã có nhiều năm phục vụ trong lực lượng vũ trang. Trong vòng 10 năm trở lại đây, Nhà văn Đặng Vương Hưng được biết đến với vai trò là tác giả ý tưởng và trực tiếp thực hiện thành công nhiều công trình tác phẩm tiêu biểu như: “Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam”; Sưu tầm và giới thiệu Những kỷ vật thời chiến (2008- 2010); công trình sáng lập Tủ sách “Chuyện đời tôi”; công trình sáng lập web Cộng đồng Lục bát Việt Nam và tổ chức Lễ hội thơ Lục bát hàng năm; công trình “Sưu tầm và tuyên truyền” kỷ vật lịch sử Công an nhân dân (2012 – 2015)..> Hiện nay, với tư cách là tác giả ý tưởng, Nhà văn Đặng Vương Hưng đang tiếp tục hoàn thành 2 dự án là cuộc vận động xây dựng Tượng đài và Đền thờ Thánh Võ; Lễ hội Võ Việt và Giải thưởng Võ Nguyên Giáp và cuộc vận động Tự hào Việt Nam (xây dựng cụm Tượng đài Hải đăng – Chiến thắng Bạch Đằng; Đề thờ các Vua Hùng và Thánh Bất Tử tại Trường Sa và đảo Phú Quốc. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7/2017, Nhà văn Đặng Vương Hưng được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải Đặc biệt cho công trình tác phẩm “Những lá thư thời chiến Việt Nam”. Trong chương trình, khán giả đã được giao lưu với một nhân vật hết sức đặc biệt đã ở vào lứa tuổi “xưa nay hiếm” nhưng “nặng nợ ân tình” với đồng bào, đồng chí và luôn đeo đuổi ước mơ “phải đi và phải đến, phải gặp và phải vẽ cho kỳ được chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống và chân dung các Anh hùng LLVTND trên đất nước Việt Nam như một lời tri ân”. Ước mơ ấy được bà ấp ủ từ khi còn là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, nhưng phải đợi đến lúc về hưu mới có cơ hội để thực hiện. Đó là Họa sĩ Đặng Ái Việt, 69 tuổi quê ở Tiền Giang, hiện cư trú tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng phòng Đào tạo, nguyên Trưởng phòng Công tác Chính trị Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Họa sĩ Đặng Ái Việt từng tham gia du kích với cái tên út Trầm từ năm 16 tuổi, từng được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, nên thấu hiểu những mất mát, đau thương mà những người vợ, người mẹ, người chị có chồng, con hy sinh trong kháng chiến từng chịu đựng. Do đó, mỗi bức tranh bà vẽ ra là cả tấm lòng tri ân sâu sắc xuất phát từ sâu thẳm con tim”. [caption id="attachment_174494" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Giao lưu với Họa sĩ Đặng Ái Việt.[/caption] Trong thời gian hơn 7 năm thực hiện dự án họa sĩ Đặng Ái Việt đã vẽ 1.475 chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng, từ tháng 6/2013 họa sĩ Đặng Ái Việt lại tiếp tục thực hiện dự án về chân dung các Anh hùng LLVTND. Đến nay, có 210 Anh hùng LLVTND đã được bà chụp ảnh và vẽ ký họa. Họa sĩ Đặng Ái Việt tâm sự: “Có những người tôi vừa vẽ họ vừa khóc. Nhìn họ mà tôi thấy họ vĩ đại quá. Có người khi kể lại chuyện ngày xưa đã khóc vì thương nhớ đồng đội đã hy sinh không thể trở về. Tôi sẽ hiến toàn bộ số tranh này cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để lưu giữ hình ảnh các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và Anh hùng LLVTND cho các thế hệ mai sau, bởi chỉ vài chục năm nữa, chúng ta sẽ không còn cơ hội được nhìn thấy các Mẹ Việt Nam Anh hùng và Anh hùng LLVTND ấy nữa. Thời gian không chờ đợi ai.” Bên cạnh đó, tại chương trình, thông qua phóng sự “Quảng Trị và nghĩa tình đồng đội”, khán giả được chứng kiến hoạt động tri ân đồng đội của các Cựu chiến binh Trung đoàn 27 nói riêng, và nhân dân cả nước nói chung đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc (đặc biệt là các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị) những năm qua. Thông qua phóng sự này, khán giả màn ảnh nhỏ còn được chứng kiến những tổn thất và hy sinh to lớn của một trung đoàn chủ lực cơ động của Mặt trận B5 trong chiến tranh chống Mỹ, đó là: Trong 5 năm chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị (tháng 3/1968 đến tháng 3/1973) Trung đoàn 27, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1 có gần 2500 liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Quảng Trị nhưng đến nay vẫn còn 1840 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, để lại nỗi đau dai dẳng cho chúng ta và thân nhân liệt sĩ.Báo Công luận [caption id="attachment_174497" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Ban tổ chức đã tặng 70 sổ tiết kiệm (mỗi sổ trị giá 5 triệu đồng); tặng 70 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho thân nhân liệt sĩ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.[/caption] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những người con bất tử” lần thứ III đã đem lại cho khán giả rất nhiều cung bậc cảm xúc qua những bài ca đi cùng năm tháng, ca khúc viết về đề tài thương binh - liệt sĩ và người lính như: Linh thiêng Việt Nam, Vết chân tròn trên cát, Lời ru cỏ non, Mười đóa sen thơm, Mẹ, Cỏ non Thành cổ, Vọng Phu, Con xin ở lại nơi này; Hoa bằng lăng trên phố; Mẹ Việt Nam Anh hùng, Tổ quốc gọi tên mình… được thể hiện qua giọng  hát ngọt ngào, giàu cảm xúc của NSƯT Việt Hoàn, NSƯT Hồng Hạnh, NSƯT Phương Thảo,  diễn giả Nguyễn Sơn Lâm – nạn nhân chất độc da cam… con liệt sĩ Nguyễn Văn Miền, các nghệ sĩ Nhà hát Ca Múa Nhạc Quân đội… Kế thừa đạo lý truyền thống nhân ái thủy chung “Ăn quả nhớ người trồng cây” “Uống nước nhớ nguồn”, trong khuôn khổ của chương trình này, được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu hiệu quả của các tổ chức, cơ quan trong và ngoài quân đội, cùng các Cựu chiến binh Trung đoàn 27… Ban tổ chức đang tiến hành xây dựng “Đền thờ 2500 liệt sỹ Trung đoàn 27”, Tượng đài “Mãi mãi tuổi 20”, Tượng đài “Thống nhất non sông” và các công trình phụ trợ tại làng Phương Ngạn, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Riêng công trình “Đền thờ 2500 liệt sĩ Trung đoàn 27” đã được khởi công xây dựng vào ngày 03/6/2017, và dự kiến khánh thành vào ngày 22/12/2017 nhân dịp Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2017). [caption id="attachment_174495" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận Tiết mục "Vọng Phu" do NSƯT Hồng Hạnh và vũ đoàn biểu diễn trong chương trình.[/caption] Thông qua chương trình “Những người con bất tử” lần thứ 3, Ban tổ chức đã tặng 70 sổ tiết kiệm (mỗi sổ trị giá 5 triệu đồng); tặng 70 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho thân nhân liệt sĩ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau 3 lần tổ chức, chương trình “Những người con bất tử” lần thứ 3 đã tặng gần 400 sổ tiết kiệm, tặng hơn 1000 suất quà cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước; đồng thời xây dựng “Đền thờ 2500 liệt sĩ Trung đoàn 27”, Tượng đài “Mãi mãi tuổi 20”, Tượng đài “Non sông thống nhất”… tại “Khu tưởng niệm 2500 liệt sĩ Trung đoàn 27” ở xã Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị với số tiền hơn 12 tỷ đồng. [caption id="attachment_174498" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận BTC trao Kỷ niệm chương vinh danh các tổ chức, cá nhân giàu lòng nhân ái đã đồng hành cùng chương trình và góp phần làm nên thành công của Chương trình.[/caption] Đồng thời, chương trình đã trao Kỷ niệm chương vinh danh các tổ chức, cá nhân giàu lòng nhân ái đã đồng hành cùng chương trình và góp phần làm nên thành công của Chương trình “Những người con bất tử” lần thứ 3.

                                                                        Ngọc Lành- Nguyễn Mạnh

Tin khác

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đánh dấu một hành trình 70 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Tiếng súng Điện Biên Phủ vang dội năm châu, chấn động địa cầu đã đập tan hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ được cho là pháo đài và niềm kiêu hãnh “bất khả xâm phạm” của quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo, sách, báo được công bố có liên quan đến Chiến thắng lịch sử này.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo
Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Báo Tuyên Quang phối hợp với tổ chức doanh nghiệp đến thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Nghề báo
Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

(CLO) Trong không khí nhớ về những ngày hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà báo, phóng viên đã có mặt tại Điện Biên để gặp gỡ những nhân vật lịch sử, lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa; thông tin kịp thời, nhanh chóng những sự kiện, chương trình đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo Nhà báo & Công luận ghi lại những chia sẻ của các đồng nghiệp đang tác nghiệp nơi đây.

Nghề báo
'Dưới lá cờ Quyết Thắng': Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

"Dưới lá cờ Quyết Thắng": Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

(CLO) Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đã được Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức và diễn ra tại 5 điểm cầu gồm: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh vào lúc tối 5/5, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1.

Nghề báo