Kêu gọi đánh thuế tài sản khi số lượng tỷ phú Anh tăng 20% kể từ đại dịch

Thứ hai, 19/12/2022 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Việc tài sản của các tỷ phú tăng mạnh đột ngột” gây thiệt hại cho phần còn lại của xã hội là "hoàn toàn bất công", Tổ chức từ thiện Equality Trust cho biết.

Số lượng tỷ phú của Vương quốc Anh đã tăng 1/5 kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, theo một báo cáo kêu gọi đánh thuế tài sản lũy tiến để giải quyết tình trạng bất bình đẳng gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Tổ chức từ thiện Equality Trust cho biết sự can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Anh trong đại dịch đã tạo điều kiện cho “sự bùng nổ tài sản của tỷ phú” ở Anh với cái giá phải trả là làm tổn hại đến phần còn lại của xã hội, sau khi thúc đẩy sự bùng nổ về giá trị tài sản và trên thị trường chứng khoán.

keu goi danh thue tai san khi so luong ty phu anh tang 20 ke tu dai dich hinh 1

Eequity Trust cho biết số lượng tỷ phú của Vương quốc Anh đã tăng từ 147 năm 2020 lên 177 tỷ phú trong năm nay. (Nguồn: Mike Kemp/In Pictures/Getty Images)

Khi bắt đầu báo động tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu 3 năm trước, Ngân hàng Anh và các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới đã giảm lãi suất xuống 0 và bơm hàng tỷ bảng Anh vào thị trường tài chính thông qua các chương trình mua trái phiếu nới lỏng định lượng của họ. Nhằm mục đích làm dịu bớt ảnh hưởng tiêu cực của cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong ba thế kỷ bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ với chi phí vay thấp hơn, báo cáo cho thấy các chính sách này cũng giúp thổi phồng giá tài sản cũng như kiếm thêm cả “núi tiền” trái phép cho các nhà đầu tư giàu có.

Equality Trust cho biết điều này đã góp phần làm số lượng tỷ phú Vương quốc Anh tăng từ 147 vào năm 2020 lên 177 tỷ phú trong năm nay, với lượng tài sản mỗi tỷ phú trung bình hiện nắm giữ khoảng 2 tỷ bảng Anh.

“Sự bùng nổ đột ngột về mức độ giàu có cực đoan này phần lớn là do các biện pháp nhằm giảm bớt tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế, khi các ngân hàng trung ương bơm hàng nghìn tỷ đô-la vào thị trường tài chính, dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, giúp hỗ trợ hiệu quả túi tiền của những người giàu có và các cổ đông”, bà Jo Wittams, đồng Giám đốc điều hành của Equality Trust, cho biết trong một báo cáo được công bố hôm nay (19/12).

“Mặc dù Covid-19 chứng kiến sự giàu có của các tỷ phú tăng lên mức chưa từng thấy trước đây, nhưng việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế đã cho phép sự tích lũy hàng loạt này đã kéo dài từ bốn thập kỷ qua”, bà Wittams nói thêm.

Báo cáo cho thấy số lượng tỷ phú ở Anh đã tăng hơn 10 lần so với con số 15 tỷ phú vào năm 1990, khi tờ Sunday Times lần đầu tiên công bố Danh sách người giàu, sau khi tính đến lạm phát trong khoảng thời gian đó.

Nhờ dữ liệu về sự giàu có được điều chỉnh theo lạm phát từ các bản lưu trữ của Danh sách Người giàu, cho thấy tổng tài sản của các tỷ phú Anh đã tăng từ 53,9 tỷ bảng Anh vào năm 1990 lên hơn 653 tỷ bảng Anh vào năm 2022. “Điều này thể hiện mức tăng tài sản của các tỷ phú hơn 1.000% trong 32 năm qua”, báo cáo cho biết.

Bà Wittams nói: “Việc chúng ta đã cho phép một số ít người giàu nhất tích lũy một lượng tài sản quốc gia đáng kinh ngạc như vậy kể từ năm 1990 là một sự ô nhục quốc gia. Thành tích của Vương quốc Anh về bất bình đẳng giàu nghèo thật kinh khủng, hết sức bất công và là mối đe dọa thực sự đối với nền kinh tế và xã hội của chúng ta”.

“Hàng năm, chúng tôi được mời để tôn vinh những cá nhân và gia đình giàu có nhất ở Vương quốc Anh, trong khi giá thực phẩm tiếp tục tăng, 3,9 triệu trẻ em đang sống trong cảnh nghèo đói và 6,7 triệu hộ gia đình phải vật lộn để sưởi ấm ngôi nhà của họ. Việc đây là hai mặt của cùng một nền kinh tế rất hiếm khi được đề cập đến”, đồng Giám đốc điều hành của Equality Trust nhấn mạnh.

Bà Wittams cho biết bất bình đẳng không phải là không thể tránh khỏi. “Các chính sách đúng đắn có thể có tác động tích cực. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ đánh thuế tài sản phù hợp với thu nhập, cải cách lĩnh vực tài chính và chấm dứt việc trốn thuế của Vương quốc Anh. Hai phần ba công chúng Anh đồng ý rằng những người lao động bình thường không nhận được phần tài sản của quốc gia một cách công bằng và đã đến lúc Chính phủ phải hành động”.

Các nhà vận động bình đẳng về thuế tuyên bố Chính phủ có thể huy động tới 37 tỷ bảng Anh để giúp chi trả cho các dịch vụ công nếu đưa ra một loạt thuế tài sản.

Chiến dịch công bằng thuế Vương quốc Anh đã kêu gọi Chính phủ đưa ra 5 cải cách thuế nhắm vào những người rất giàu có, những người mà nhóm chiến dịch cho biết đã kiếm “rất tốt về mặt tài chính” trong cuộc khủng hoảng Covid-19 và các đợt phong toả quốc gia, thay vì tìm cách tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm thêm các dịch vụ công.

“Thuế là các quyết định về chính trị. Vào thời điểm mà hầu hết mọi người đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, sẽ là sai lầm nếu cắt giảm thêm các dịch vụ công cộng. Những người giàu có đã kiếm rất tốt về mặt tài chính trong vài năm qua. Thủ tướng nên bảo vệ chi tiêu công bằng cách đánh thuế tài sản một cách hợp lý”, Tom Peters, người đứng đầu bộ phận vận động chính sách của Tax Justice UK cho biết.

Nhóm chiến dịch đang kêu gọi một “hệ thống thuế công bằng hơn, tích cực phân phối lại của cải để giải quyết bất bình đẳng”, đề xuất 5 cải cách thuế tài sản.

Hồng Vân (Theo Business Insider)

Bình Luận

Tin khác

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp