Khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động thanh tra

Thứ ba, 12/12/2017 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 12/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra và 3 năm thi hành Luật Tiếp công dân. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ tại hội nghị cho biết, qua 6 năm thực hiện Luật Thanh tra, các cơ quan thanh tra triển khai toàn diện các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc của xã hội, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước. Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là những vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 

Báo Công luận
 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Thanh tra cũng cho thấy còn có những hạn chế, yếu kém, nhất là tình trạng thanh tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài thời hạn thanh tra, thậm chí còn tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Bên cạnh đó, mặc dù có những chuyển biến tích cực song tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, như khiếu nại liên quan đến vấn đề chính trị, tôn giáo, yếu tố nước ngoài, nhiều người tham gia, bị các thế lực lợi dụng, tại một số nơi xuất hiện điểm nóng… 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định, trong thời gian qua, việc thi hành Luật Thanh tra và Luật Tiếp công dân đã đạt được nhiều kết quả. Công tác thanh tra đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, các cơ quan thanh tra nhà nước đã tích cực thực hiện vai trò tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, hiện nay công tác thanh tra còn nhiều việc bất cập; nhiều việc quan trọng, thiết thực cần làm rõ, có những việc cần làm ngay để áp dụng, đáp ứng mong đợi của người dân và thực tiễn trong quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong thời gian tới.

Một trong những vấn đề được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ lưu ý là sau khi đã có kết luận, kiến nghị, yêu cầu xử lý của thanh tra nhưng không được cơ quan bị thanh tra, người bị thanh tra chấp hành nghiêm, làm cho kết luận thanh tra không được hiệu quả. 

Về tính độc lập tương đối của thanh tra, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đặt vấn đề nghiên cứu xem có có vấn đề gì cần điều chỉnh lại không? Thực tiễn đã cho thấy hợp lý, đáp ứng tốt hoạt động của thanh tra chưa? Bên cạnh đó việc xây dựng thiết chế thanh tra trong bộ máy Nhà nước theo mô hình nào? Phải chỉ rõ như thế nào cho phù hợp, nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, báo cáo cấp có thẩm quyền về xây dựng mô hình thanh tra trong bộ máy Nhà nước. Trên thế giới có nhiều mô hình tổ chức bộ máy của thanh tra, tuy nhiên ở Việt Nam cần tổng kết thực tiễn với nhiều vấn đề đặt ra- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ gợi ý.

“Quy định của Luật Thanh tra hiện nay cũng có những tính chế tài như niêm phong tài sản, tạm đình chỉ… Vậy cần làm rõ thêm thẩm quyền của Luật Thanh tra, mức độ thế nào, thực tiễn vận dụng đã đúng chưa, hiểu đúng chưa hay thực thi chưa hết hoặc cố tình hiểu sai để kết luận thanh tra không đầy đủ, làm hạn chế kết quả cuộc thanh tra. Nếu quy định chưa rõ thì sửa đổi theo hướng quy định minh bạch để thực thi nghiêm túc”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, tổng kết thi hành Luật Thanh tra 2010 cần chỉ ra những điều chưa hợp lý, bất cập để điều chỉnh, sửa đổi, nhưng quan trọng hơn là định hướng, xây dựng thiết chế thanh tra trong bộ máy Nhà nước một cách cho phù hợp.

Về Luật Tiếp công dân, theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Thời gian qua, công tác tiếp công dân đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay số đoàn dân khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài ngày càng gay gắt, chính quyền nhiều địa phương rất vất vả trong giải quyết. Đa số trường hợp xem lại thì thấy trước đây có những trường hợp chúng ta giải quyết chưa thấu đáo, chưa hợp tình hợp lý, không đúng căn cứ pháp luật như việc thu hồi đất vượt quá quyết định thu hồi, giờ phải giải quyết đền bù cho dân. Các vấn đề khác như giải phóng chợ truyền thống để xây dựng trung tâm thương mại cũng đang có nhiều phức tạp do chưa đối thoại với dân để giải quyết.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, để chấn chỉnh những tồn tại trong công tác tiếp công dân cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác tiếp công dân theo quy định gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường tiếp công dân tại cơ sở, giải quyết ngay từ khi mới phát sinh từ cơ sở, không để kéo dài để làm cho người dân không tin cấp cơ sở nên kéo ra các cơ quan Trung ương khiếu nại tố cáo.

Lãnh đạo địa phương phải có trách nhiệm vận động, đối thoại để người dân không kéo về Hà Nội và tìm giải pháp xử lý dứt điểm các vụ khiếu nại tố cáo kéo dài. Liên quan đến bộ, ngành thì bộ, ngành chịu trách nhiệm, địa phương thì chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước các vấn đề quản lý trên địa bàn.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, cần đánh giá, thảo luận kỹ những quy định của Luật Tiếp công dân để khắc phục những hạn chế, bất cập. Người tiếp công dân phải là người có thẩm quyền nhất định để giải quyết, chứ không phải chỉ là người chuyển đơn, ghi nhận, báo cáo lại thì càng gây cho người dân bức xúc.


PV


Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức