Khám phá nghề làm ‘vàng quỳ’ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ tư, 28/12/2022 08:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự kiên trì, tỉ mỉ trong nghề vàng quỳ của người dân làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã tạo ra các thành phẩm là những lá vàng ‘mỏng như giấy’ có thể dát lên những đồ vật mang tính thẩm mỹ cao.

Nghề đập vàng 'mỏng như giấy' có niên đại hơn 300 năm 

Cách Thủ đô Hà Nội gần 30km, làng nghề Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội vốn nổi tiếng với nghề làm vàng quỳ hay nghề đập vàng mỏng như giấy. Theo các bậc cao niên trong làng kể lại, nghề này đã có cách đây hơn 300 năm về trước. Ông tổ của nghề dát vàng, bạc quỳ ở Kiêu Kỵ là Nguyễn Quý Trị. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (Hải Dương), đỗ Tiến sĩ thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786).

Năm 1763, khi làm quan đến chức Binh Bộ Tả Thị Lang – Hàn lâm Viện trực học sĩ, ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và đã học được nghề làm vàng, bạc quỳ để sơn thếp lên câu đối, hoành phi... Khi về nước, ông truyền lại nghề cho dân làng Kiêu Kỵ bởi nơi đây nằm cách kinh thành Thăng Long không xa, thuận tiện cho việc sơn son thếp vàng, thếp bạc các công trình kiến trúc của vua chúa và đền, chùa, miếu, điện ở kinh đô. Nhằm tưởng nhớ đến công ơn của ông, dân làng Kiêu Kỵ đã lập điện thờ và tôn ông làm tổ nghề.

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1

Nghệ nhân Lê Bá Chung kiểm tra lại sản phẩm trước khi bàn giao cho khách hàng. Ảnh: sưu tầm

Video nhân làm vàng qùy tại cơ sở của nghệ nhân Lê Bá Chung 

X

Theo người dân Kiêu Kỵ cho biết, hiện trong làng còn nhiều nhà làm vàng quỳ, tuy nhiên hộ gia đình ông Lê Bá Chung là hộ còn giữ nghề tổ của cha ông lâu nhất tại làng Kiêu Kỵ.

Ông Chung cho biết, từ đời cha mẹ ông đã làm nghề làm vàng quỳ. "Tôi không theo nghề cha mẹ từ nhỏ mà mãi tới khi đi bộ đội về mới kế nghiệp cha mình. Tính đến hiện tại khoảng hơn 20 năm gắn bó với nghề vàng quỳ", ông Chung nói. 

Nghệ nhân Chung chia sẻ, nghề làm vàng quỳ tại làng Kiêu Kỵ khi làm thì phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo ra một thành phẩm đạt chất lượng. Đầu tiên là khâu mua nguyên liệu vàng, nếu ngày trước thì phải mua vàng miếng về tự hóa lỏng rồi cán và tự đập thành lát vàng mỏng thì thời nay tân tiến hơn thì chủ các cửa hàng đã tạo ra những lá vàng mỏng giúp người làm vàng quỳ đỡ đi nhiều công đoạn.

Trước kia nếu làm thủ công thì phải trải qua khoảng 40-50 công đoạn, kể cả công đoạn làm giấy giống (giấy để lót lá vàng) ngày trước cũng phải tự làm thủ công. Còn bây giờ mua giấy giống của Trung Quốc nhuộm sẵn mực đen giúp đỡ đi nhiều công đoạn. Nguyên liệu để làm giấy giống gồm mực tàu và giấy trắng nguyên chất được nhuộm lại.

"Chất liệu giấy giống ngày xưa sử dụng chủ yếu là giấy khấu, giấy gió, mực thì nấu được đun bằng nhựa thông, kẹo thì làm bằng da trâu nấu cao. Khi nấu mực lên thì cho keo da trâu vào đập mới thành mực. Sau đó mới lướt ra tờ giấy giống như hiện tại. Còn bây giờ Trung Quốc làm ra giấy giống này nên người làm chỉ cần mua về rồi long vàng vào rồi làm thôi", ông Chung nói. 

Khi những lá vàng mỏng được lót vào giữa hai miếng giấy giống thì phải dựng vào lồng có lửa ấm qua một đêm, ngày hôm sau người nghệ nhân sẽ trực tiếp đánh những lá vàng cho thật mỏng. Công đoạn đánh vàng hay đập vàng mỏng như giấy cũng đòi hỏi tay nghề cao. Đánh phải đều tay đủ 4 góc thì lá vàng mới mỏng được. Đặc biệt, mỗi lá vàng mỏng được đánh từ 5-6 lần mới hoàn thành, khi lá vàng mỏng dính có thể 'thổi bay' được thì sản phẩm mới hoàn thành. Sau công đoạn đánh lá vàng, mỗi nghệ nhân sẽ nong những lá vàng cực mỏng vào từng khối giấy bản để bán, để giao cho khách theo từng đơn đặt hàng. 

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 2

Sản phẩm vàng quỳ sau khi hoàn thiện. Ảnh: Đình Trung

"Những lá vàng mỏng khi hoàn thiện sẽ được bán cho các Đình, Đền, Chùa... dùng để thếp các bức Hoành, Phi, Câu đối, Tượng phật... và thậm chí những lá vàng mỏng này có thể dùng thếp cả những sản phẩm bằng gỗ thủ công mỹ nghệ", ông Chung tiết lộ. 

Những sản phẩm vàng lá 'mỏng như giấy' tại cơ sở nhà nghệ nhân Chung hàng ngày đều rất đắt khách, được nhiều người tin dùng, thậm chí có thời điểm làm không kịp giao. Ông Chung cũng rất vui khi hai người con trai của ông đều kế nghiệp cha với nghề làm vàng quỳ. Đó là niềm vui và hạnh phúc của một người nghệ nhân ưu tú tại Hà Nội. 

Ước nguyện khôi phục lại 'nghề tổ của cha ông'

Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân Chung bày tỏ ước nguyện có thể khôi phục lại làng nghề và phát triển lâu dài nghề làm vàng quỳ. Tuy nhiên, để có thể làm được thì việc đầu tiên là đào tạo các thế hệ trẻ ở thời điểm hiện tại, song việc thu hút lớp trẻ, thanh niên trong làng theo học nghề này lại không hề đơn giản. 

"Cách làng Kiêu Kỵ không xa, những khu công nghiệp mới của tỉnh Hưng Yên mọc nên rất nhiều và thu hút số đông giới trẻ. Tôi từng cùng cán bộ xã đến tận nhà những hộ gia đình đã từng có truyền thống làm nghề, vận động con em họ tiếp tục gắn bó với sự nghiệp của tổ tiên. Tuy nhiên, có rất ít người đồng ý gắn bó với nghề làm vàng quỳ này", ông Chung cho biết. 

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 3

Những người thợ tại cơ sở làm vàng quỳ nhà nghệ nhân Lê Bá Chung đang cặm cụi, hăng say với nghề. Ảnh: Đình Trung

Ông Chung chia sẻ thêm, từng có thời điểm ông bỏ ra hàng chục triệu đồng để đầu tư nguyên vật liệu cho học viên thực hành. Ngoài ra, ông phải đứng ra cam kết sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho họ. Với thu nhập khởi điểm từ 3 đến 5 triệu đồng, đủ cạnh tranh với mức lương ở các khu công nghiệp gần làng.

Tuy nhiên, ở hiện tại cơ sở nhà ông Chung chỉ còn khoảng 3-4 nhân công gắn bó với nghề làm vàng quỳ. Điều đó cũng rất khó để khôi phục lại một làng nghề như xưa. Hy vọng rằng, với sự yêu nghề, đam mê với những lá vàng có thể giúp ước nguyện của nghệ nhân Chung là khôi phục lại làng nghề làm vàng quỳ trong tương lai trở thành hiện thực. 

Cũng chung vui với nghệ nhân Chung, vào năm 2014, con trai thứ 2 là anh Lê Bác Tươi được UBND TP Hà Nội công nhận là nghệ nhân dát vàng quỳ khi mới 28 tuổi, đây là người trẻ nhất dành được danh hiệu này. Thành công của người con trai thứ 2 của ông Chung góp phần thổi bùng khát vọng của thanh niên trong làng, giúp họ trở lại và khơi dậy tình yêu với nghề. 

"Làm vàng nhưng nghề này cũng có cái bạc lắm", nghệ nhân Chung tâm sự. Khi phóng viên hỏi về ý nghĩa câu nói trên, nghệ nhân Chung liền bộc bạch: "Tôi đào tạo càng được nhiều thợ lành nghề thì nguy cơ bị mất khách hàng càng cao. Bởi một số thợ lành nghề tại cơ sở khi bắt được mối khách họ sẽ bỏ tôi mà ra ngoài làm riêng nên khiến tôi bị mất các mối làm ăn". 

"Tôi đã quen với điều này, được nhiều người khen ngợi là đào tạo giỏi thì sẽ phải đánh đổi những thứ khác, quan trọng nhất là ngày càng nhiều người theo nghề thì cái ước nguyện khôi phục lại "nghề tổ của cha ông' của tôi mới thành hiện thực", ông Chung chia sẻ. 

Một số hình ành tại cơ sở làm vàng quỳ của nghệ nhân Lê Bá Chung tại Gia Lâm, Hà Nội

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 4

Những lá vàng mỏng khi mua về sẽ được cắt ra thành nhiều lá nhỏ. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 5

Những lá vàng sau khi cắt nhỏ. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 6

Bà Ngọ (76 tuổi), người làm nghề vàng quỳ lâu nhất tại cơ sở của nghệ nhân Lê Bá Chung đang cho từng lá vàng nhỏ vào giấy giống. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 7

Tiếp theo những người thợ sẽ cho từng lá vàng nhỏ vào giữa hai tờ giấy giống rồi thành từng bó giấy to rồi dùng vải buộc lại. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 8

Những bó giấy giống khi chưa cho lá vàng. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 9

Những bó giấy giống khi đã được nong lá vàng mỏng. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 10

Sau đó được chuyển cho thợ tiến hành đập vàng cho tới khi thành những lá vàng cực mỏng thì mới thành phẩm. Mỗi bó giấy giống thường được đập từ 5-6 lần thì vàng mới đạt chất lượng để bán. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 11

Trong lúc đập giấy giống, người thợ phải liên tiếp kiểm tra chất lượng vàng. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 12

Một bó giấy giống sau khi được người thợ đập xong. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 13

Sản phẩm lá vàng cực mỏng sau khi hoàn thành. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 14

Những lá vàng mỏng sau khi thành phẩm sẽ dùng cho việc dát những tượng tại Đình, Đền, Chùa, những đồ thủ công mỹ nghệ như tượng gỗ, bàn ghế... Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 15

Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ sau khi được dát vàng. Ảnh: Đình Trung

kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 16
kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 17
kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 18
kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 19
kham pha nghe lam vang quy duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 20

Vào năm 2004, ông Lê Bá Chung được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Năm 2016, ông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Cuộc sống hiện đại dù có nhiều thay đổi nhưng những tác phẩm thủ công mỹ nghệ của người thợ Kiêu Kỵ vẫn luôn có chỗ đứng nhất định.

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa
Mường Phăng xưa và nay

Mường Phăng xưa và nay

(NB&CL) Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.

Đời sống văn hóa