Khẳng định giá trị nổi bật toàn cầu của Khu Di tích Óc Eo - Ba Thê

Thứ sáu, 17/11/2023 19:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những phát hiện mới đã khẳng định Óc Eo - Ba Thê là trung tâm dân cư, trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế, trung tâm tôn giáo của văn hóa Óc Eo - Vương quốc Phù Nam.

Ngày 17/11, tại TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa châu Á”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, đây là Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về văn hóa Óc Eo được tổ chức tại Việt Nam.

khang dinh gia tri noi bat toan cau cua khu di tich oc eo  ba the hinh 1

Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hoá Óc Eo trong bối cảnh văn hoá châu Á”. Ảnh: Báo An Giang

Hội thảo sẽ công bố những kết quả và thành tựu nghiên cứu khoa học mới về văn hóa Óc Eo; đồng thời cũng là cơ hội để trao đổi học thuật mang tính quốc tế, góp phần tuyên truyền, quảng bá về những giá trị nổi bật của di sản này và vương quốc Phù Nam; cung cấp cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu xây dựng hồ sơ đề cử khu di tích Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức hội thảo, từ năm 2017-2020, Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã tiến hành khai quật khảo cổ học khu di tích Óc Eo - Ba Thê với diện tích trên 16.000m2 tại hai khu vực là cánh đồng Óc Eo và sườn núi Ba Thê.

Cũng trong thời gian đó, Viện Nghiên cứu Kinh thành tiến hành khai quật khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) với diện tích 8.000m. Đây là khu di tích nằm dưới cánh đồng lúa gần cửa biển, cách Óc Eo - Ba Thê khoảng 12 km về phía Bắc.

Kết quả khai quật khảo cổ học tại Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa đã phát hiện được nhiều loại hình di tích quan trọng như kiến trúc đền tháp, di chỉ cư trú nhà sàn, các loại giếng nước, hồ nước được xây dựng bằng gạch, đá và đồ gỗ cùng nhiều dấu tích sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ trang sức bằng đá quý, thủy tinh và bằng vàng.

Đặc biệt, cuộc khai quật đã đưa lên khỏi lòng đất một số lượng rất lớn các loại hình di vật, trong đó nhiều nhất là đồ gốm và đồ trang sức bằng thủy tinh.

Từ những phát hiện mới này, đã khẳng định Óc Eo - Ba Thê là trung tâm dân cư, trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế, trung tâm tôn giáo của văn hóa Óc Eo - Vương quốc Phù Nam.

Đặc biệt, với tầm nhìn hướng biển và mở rộng giao lưu với thế giới rộng lớn bên ngoài, Óc Eo - Ba Thê không chỉ đóng vai trò là một đô thị hay thành phố ven biển và mở rộng giao lưu với thế giới, một trung tâm buôn bán, trung chuyển thương mại giữa Đông Nam Á và Tây Nam Á mà còn thực sự là một trung tâm gia công, sản xuất hàng hóa lớn của Đông Nam Á.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận 5 chủ đề chính: Tổng kết, đánh giá kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa; văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam trong bối cảnh lịch sử, văn hóa Đông Nam Á và châu Á; mạng lưới hải thương quốc tế và vai trò của đô thị cổ Óc Eo trong bối cảnh đô thị cổ ở Đông Nam Á và châu Á trước thế kỷ X; những giá trị nổi bật toàn cầu của Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê và nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.

khang dinh gia tri noi bat toan cau cua khu di tich oc eo  ba the hinh 2

Đại biểu tham quan khu trưng bày hiện vật di tích Óc Eo - Ba Thê. Ảnh: Báo An Giang

Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, với những giá trị quan trọng của Khu Di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTT&DL đã có chủ trương giao tỉnh An Giang phối hợp với cơ quan chuyên môn của Trung ương lập Hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Đến nay, An Giang hoàn thành việc xây dựng hồ sơ giai đoạn 1 trong quy trình 2 giai đoạn của UNESCO. Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS) đã cử các chuyên gia đến Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê thực hiện quy trình tập trung theo quy định của UNESCO. Tỉnh An Giang đang phấn đấu đến năm 2026 sẽ hoàn thành và bảo vệ Hồ sơ chính thức trước UNESCO tại Pháp.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

(CLO) Cứ bốn năm tổ chức một lần (từ 12 đến 14 tháng tháng Tư âm lịch), lễ hội vật cầu nước thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang lại diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị. Tại sân đình làng, 16 trai tráng cởi trần, đóng khố đua nhau đưa quả cầu gỗ 20 kg vào hố của đội bạn.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

(CLO) Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.

Đời sống văn hóa
Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

(CLO) Sau 4 ngày tổ chức từ ngày 16/5 đến ngày 19/5/2024, tối 19/5, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 đã chính thức khép lại bằng chương trình bế mạc đầy ấn tượng, thú vị và trở thành dư âm không thể nào quên trong lòng người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa
'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

(CLO) Vở nhạc kịch “Bữa tiệc của Elsa” sẽ đưa các em nhỏ vào thế giới vui nhộn, ngộ nghĩnh, đáng yêu và thấm đẫm nhân văn.

Đời sống văn hóa
Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

(CLO) Những ngày tháng 5, các bạn trẻ cùng nhiều chị em phụ nữ ở Hà Nội đua nhau kéo về thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh để check in bên cây hoa phượng vĩ đang khoe sắc đỏ rực rỡ cả một góc trời.

Đời sống văn hóa