Khi nhà báo cùng góp sức chung tay trong cuộc chiến chống thông tin giả

Thứ ba, 07/07/2020 11:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Loạt bài xử lý thông tin giả, clip xấu độc, an toàn thông tin mạng của nhà báo Vũ Xuân Cường (Báo Tin tức) được Hội đồng Giải báo chí TTXVN năm 2019 đánh giá cao về tính thời sự, phản ánh đa chiều và mang tính dẫn dắt thông tin.

Mạng xã hội là ảo nhưng mang lại mất mát thật

Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với số người dùng mạng internet, mạng xã hội ngày càng nhiều với gần 60 triệu người dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng có mặt trái như tin giả, clip xấu độc và các đợt tấn công mạng ngày càng gia tăng; núp bóng dưới nhiều hình thức.

Nhà báo Vũ Xuân Cường (Báo Tin tức) phóng vấn người dân trong đợt dịch Covid 19 vừa qua. Ảnh NVCC

Nhà báo Vũ Xuân Cường (Báo Tin tức) phóng vấn người dân trong đợt dịch Covid 19 vừa qua. Ảnh NVCC

Từ trước tới nay vấn đề xử lý thông tin giả; ngăn chặn clip xấu độc; an toàn thông tin mạng…tất cả tưởng như đã quá quen thuộc với nhiều người tham gia mạng xã hội. Nhưng ít ai biết được rằng, nó len lỏi, đào sâu và ảnh hưởng đến người sử dụng bất cứ lúc nào. Đã có những trường hợp tán gia bại sản vì những thông tin xấu độc, dù mạng xã hội là ảo nhưng mang lại mất mát thật.

Nhà báo Vũ Xuân Cường, phòng Phóng viên – Báo Tin tức - TTXVN là người luôn quan tâm đến diễn biết và sự phát triển lấn át của mạng xã hội đối với báo chí.  Theo anh “Đây là một vấn đề cấp thiết trong không gian mạng. Thực tế đã cho thấy, sau dịch tả lợn châu Phi 2019 thì đầu năm 2020, tin giả, fakenews lại là vấn đề nổi cộm trong đại dịch Covid-19. Chỉ trong tháng 2/2020, hàng nghìn đối tượng đã bị lực lượng chức năng mời đến làm việc và xử lý vì việc cố tình tung tin giả”.

Trong năm 2019, nhà báo Vũ Xuân Cường đã viết loạt 3 bài phản ánh về cuộc chiến chống tin giả. Bao gồm bài “Mạnh tay với thông tin giả” anh đưa ra các dẫn chứng cụ thể người đăng thông tin giả lan truyền trong đợt dịch tả lợn châu Phi và được xử lý mạnh tay. Ngoài tin giả, bài về clip xấu độc cũng được cộng đồng mạng sử dụng và chia sẻ nhiều, việc ngăn chặn clip xấu độc trên mạng cũng được anh phản ánh, trong đó có nêu các quan điểm của đại biểu Quốc hội. Trong bài 3 anh nêu thực trạng báo động về mất an toàn thông tin, lấy cắp thông tin và khẳng định phải có quy định, quy tắc cũng như khung pháp lý đủ mạnh xử lý vấn đề này.

Loạt bài của anh ra đời đúng thời điểm mọi người thực sự quan tâm đến chống tin giả vì “cùng thời điểm này, các đại biểu Quốc hội có phản ánh về tình trạng tin giả, sau đó Bộ TT&TT đã bắt tay vào triển khai nghiên cứu về quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, với những bộ tiêu chí, nội quy cụ thể…đây là quy định mềm cho người sử dụng không gian mạng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa ban hành được bộ tiêu chí này” nhà báo Vũ Xuân Cường cho biết thêm.

Tuyên truyền để cùng chung tay phòng, chống thông tin giả

Trong bài đầu tiên “Mạnh tay với thông tin giả” được đăng trên tuần Báo Tin Tức số ra ngày 28/3/2019, thời điểm đó bệnh dịch tả lợn châu Phi bắt đầu bùng phát ở một số tỉnh thành phía bắc. Lúc này nhiều người sử dụng facebook đã đăng nhiều thông tin sai lệch, bịa đặt về những địa phương, khu vực có lợn bị nhiễm bệnh gây hoang mang dư luận.

Sau loạt bài xử lý thông tin giả, clip xấu độc, an toàn thông tin mạng năm 2019, nhà báo Vũ Xuân Cường còn thực hiện nhiều phóng sự về tin giả sau này. Ảnh: NVCC

Sau loạt bài xử lý thông tin giả, clip xấu độc, an toàn thông tin mạng năm 2019, nhà báo Vũ Xuân Cường còn thực hiện nhiều phóng sự về tin giả sau này. Ảnh: NVCC

Chính vì vậy trong bài “Mạnh tay với thông tin giả” nhà báo Vũ Xuân Cường đã chỉ ra một loại những đối tượng bị cơ quan chức năng xử lý vì hành vi đăng thông tin sai sự thật. Mỗi đối tượng có những hình thức đăng tải riêng, ở nhiều địa phương trong cả nước…nhưng chung quy đều bị các cơ quan xử phạt kịp thời, việc tuyên truyền này đã có tác dụng trực diện, dẫn dắt thông tin với những người đang sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin.

Thời điểm này do người dân hiểu chưa đúng về dịch bệnh đồng thời không biết các quy định về đăng thông tin lên mạng xã hội, nên thông tin sai lệnh về dịch tả được chia sẻ nhiều. Số lượng thông tin nhiều không được kiểm soát đến mức Bộ NN&PTNT đã gửi công văn tới Bộ TT&TT kiến nghị xử lý một số cá nhân.

Anh Vũ Xuân Cường chia sẻ "để làm nổi bật thêm vấn đề và nhấn mạnh tác hại của tin giả, tôi còn phỏng vấn các chuyên gia, các thành viên trong Chương trình nghiên cứu internet và xã hội (VPIS) của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đây là đơn vị nghiên cứu sớm và chuyên sâu về internet và xã hội đầu tiên trong nước, họ đã đưa ra con số cụ thể và các giải pháp thiết thực hạn chế tin giả".

Loạt 3 bài của nhà báo Vũ Xuân Cường đã có nhiều tác động tích cực tới người đọc, được đăng liên tiếp trên mục “Vấn đề hôm nay” ở các số tuần Báo Tin Tức, với 40 nghìn bản được phát hành, loạt bài đã phần nào giúp người dân hiểu được tác hại của tin giả đối với đời sống. Mặc dù tuyên truyền trong đợt dịch tả lợn châu Phi, nhưng loạt bài cũng có tác dụng làm thay đổi nhận thức và hành vi của người sử dụng mạng xã hội trong đợt phòng chống dịch Covid sau này.

Nhà báo Vũ Xuân Cường nhận giải thời của hội đồng giải báo chí TTXVN năm 2019 cho loạt bài xử lý thông tin giả, clip xấu độc, an toàn thông tin mạng. Ảnh: NVCC

Nhà báo Vũ Xuân Cường nhận giải thời của hội đồng giải báo chí TTXVN năm 2019 cho loạt bài xử lý thông tin giả, clip xấu độc, an toàn thông tin mạng. Ảnh: NVCC

Vũ Xuân Cường thông tin: Bài đăng báo giấy bị giới hạn về chữ trong bài, nhưng ngược lại người xem có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, bài sẽ không bị trôi nhanh như báo điện tử…tất cả sẽ có độ lan tỏa nhất định, tôi cũng mong muốn qua các bài viết mọi người dân đều cảnh giác hơn với tin giả và khi sử dụng mạng xã hội nên tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Cuộc chiến chống tin giả, hay clip xấu độc còn dài, thông tin xấu độc và sai trái, thù địch mang tính xuyên biên giới vẫn diễn ra. Báo chí chính thống phải là hạt nhân dẫn dắt thông tin, định hướng những thông tin đúng trên mạng xã hội.

Vừa qua, nhà báo Vũ Xuân Cường cũng tuyên truyền mô hình “sử dụng mạng xã hội an toàn” ở một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên theo anh “để nhân rộng các mô hình hay ngoài hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống báo chí cần thống nhất, phối hợp chặt chẽ, cùng chung tay phòng, chống thông tin giả để xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh hơn”.

Xuân Bách

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo