Khó xử lý Thẩm mỹ viện hoạt động “chui”?

Thứ ba, 27/10/2020 10:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vài năm gần đây, các cơ sở thẩm mỹ viện đang mọc lên như “nấm sau mưa”, bất chấp các quy định của pháp luật để hoạt động, hành nghề “chui” với các dịch vụ làm đẹp. Mặc dù cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện và xử phạt, nhưng rồi mọi việc vẫn “đâu vào đấy”.

“Bùng nổ” các thẩm mỹ viện “chui”

Cuối năm 2019, những “tín đồ” làm đẹp lại một phen rúng động khi các cơ quan báo chí thông tin về một người đàn ông bị thiệt mạng khi đến hút mỡ bụng tại Thẩm mỹ viện Việt Hàn (83 Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Đây không phải là trường hợp đầu tiên sự cố liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ tại các cơ sở làm đẹp mang tên “Thẩm mỹ viện”. Trước đó vào tháng 9/2019 có một bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ tại Thẩm mỹ viện Sophie International cũng đã bị sự cố; Hay một phụ nữ đến một thẩm mỹ viện ở quận 3, TP.HCM để căng da mặt nhưng xảy ra sự cố khiến phải nhập viện trong tình trạng sốc nặng, ngưng tim và tử vong sau 3 ngày điều trị do sốc phản vệ…

Liên tục các sự cố từ các cơ sở làm đẹp mang tên “Thẩm mỹ viện” đã được các cơ quan báo chí phản ánh trung thực, đồng thời cũng “phát lộ” ra một sự thật: Hầu hết các cơ sở làm đẹp, các thẩm mỹ viện do không phải phòng khám, cho nên chỉ được thực hiện các dịch vụ làm đẹp không xâm lấn như: phun xăm thẩm mỹ, chăm sóc da, xoa bóp, massage...Còn các dịch vụ thông qua các kỹ thuật phải thực hiện gây mê thì phải làm tại các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đã được phê duyệt danh mục kỹ thuật.

Mặc dù các quy định là vậy, nhưng các spa, thẩm mỹ viện vẫn liên tục mọc lên, quảng cáo dịch vụ làm đẹp, các hoạt động phẫu thuật công khai mặc dù vẫn chưa được cấp phép. Chính vì vậy mà thời gian qua, tại nhiều tỉnh, thành phố các đoàn kiểm tra của Sở Y tế liên tục phát hiện các cơ sở spa và thẩm mỹ viện hoạt động “chui”. Rất nhiều cơ sở không thể xuất trình được một số giấy tờ pháp lý, hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh các hoạt động của cơ sở là hợp pháp mà chỉ cung cấp, một số chứng chỉ phun xăm toàn diện, phun thêu thẩm mỹ.

Một quảng cáo dịch vụ tại Thẩm mỹ viện Beauty Center by Tấm

Một quảng cáo dịch vụ tại Thẩm mỹ viện Beauty Center by Tấm

Như vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã kết hợp với phòng Y tế các quận, huyện tiến hành kiểm tra các cơ sở thẩm mỹ, spa trên địa bàn đã phát hiện nhiều sai phạm từ các cơ sở làm đẹp như: quảng cáo dịch vụ vượt quá phạm vi chuyên môn, công khai hoạt động hành nghề “chui” với đa dạng các loại hình dịch vụ làm đẹp…

Thanh tra Sở Y tế đã xử lý một số cơ sở như: Viện Thẩm Mỹ Chợ Rẫy, Phòng khám Đa khoa Nam Bộ, Viện thẩm mỹ Kristina - Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Âu Châu, Thẩm mỹ viện Gangwhoo, Trung tâm thẩm mỹ Phú Khang, Viện thẩm mỹ và Đào tạo Adamas …Thế nhưng một thực tế cho thấy, sau khi bị xử lý, nộp phạt xong, các cơ sở vẫn tiếp tục kinh doanh và thực hiện các dịch vụ “chui”.

Theo  PGS-TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng Khoa tạo hình thẩm mỹ - BV Chợ Rẫy, trên địa bàn TP.HCM hiện có khoảng 200 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ và không tới 10 bệnh viện thẩm mỹ, trong khi spa và thẩm mỹ viện lên tới hàng ngàn nên rất nhiều khách hàng phải “ôm quả đắng” do spa và thẩm mỹ viện gây ra…Nhất là Spa và thẩm mỹ viện chỉ được phép chăm sóc da không xâm lấn và đa phần do những người lao động phổ thông hành nghề. Tuy nhiên, khi lôi kéo được khách hàng, spa và thẩm mỹ viện thực hiện nhiều dịch vụ không phép và gây ra không ít biến chứng. Do spa và thẩm mỹ viện quá nhiều, cho nên nạn nhân của những cơ sở này là con số không nhỏ. Vì vậy, cơ quan chức năng cần mạnh tay đóng cửa spa và thẩm mỹ viện sai phạm.

Quảng cáo lừa người tiêu dùng

Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, hiện nay với mức thu nhập kiểu một vốn lời hàng trăm lần của các Thẩm mỹ viện thì mặc dù cơ quan chức năng có phát hiện, xử phạt “kịch khung” lên tới hằng trăm triệu thì cũng chưa đủ sức răn đe làm các spa phải "chùn tay".

Chính vì vậy, sau khi các cơ sở làm đẹp bị thanh tra, xử phạt xong vẫn ngang nhiên quảng cáo rầm rộ các dịch vụ trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo, mạng xã hội…

Điển hình như tại Hà Nội, Thẩm mỹ viện Beauty Center by Tấm tại địa chỉ số 3B phố Thi Sách, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng. Tại trang web của cơ sở này đã quảng cáo hàng loạt các dịch vụ làm đẹp như nâng ngực, nâng mũi, phẫu thuật cắt môi, tan mỡ…Thế nhưng, qua tìm hiểu của phóng viên thì cơ sở làm đẹp này thuộc Công ty TNHH Thẩm mỹ Beauty Center by Tấm lại chỉ được cấp giấy phép cho dịch vụ… tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Như vậy, có thể thấy rằng, cơ sở này không hề có chức năng là một cơ sở khám chữa bệnh, chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, cũng như chứng chỉ hành nghề “Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ” do Sở Y tế cấp. Thế nhưng cơ sở làm đẹp này vẫn “vô tư” và công khai quảng cáo trên khắp các phương tiện truyền thông, mạng xã hội về các dịch vụ làm đẹp chưa được cấp phép.

Trước Thẩm mỹ viện Beauty Center by Tấm, Thanh Tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt hàng loạt Thẩm mỹ viện về hành vi quảng cáo quá phạm vi chuyên môn được cấp phép như: Thẩm mỹ viện Sline, Thẩm mỹ viện Hoàng Sơn, Thẩm mỹ viện Hoàng Tuấn, Viện thẩm mỹ Asia…Tuy nhiên, dường như các mức xử phạt quá thấp không đủ mức răn đe, cho nên các Thẩm mỹ viện vẫn vô tư vi phạm, chấp nhận nộp phạt để kinh doanh dịch vụ.

Hiện nay, dịch vụ Thẩm mỹ viện, spa do Phòng Kinh tế - Tài chính UBND các quận, huyện cấp phép, giao cho cấp phường quản lý, nhưng trên thực tế, việc kiểm tra, phát hiện vi phạm của cấp phường lại như “mò kim đáy bể”. Nhìn từ các ca tai biến y khoa do làm đẹp ở những cơ sở “chui” vừa qua có thể thấy, công tác quản lý còn nhiều lỗ hổng, cấp phép nhiều nhưng gần như không hậu kiểm, chính quyền địa phương được giao quản lý, nhưng một số cơ sở hoạt động sai phép, hoặc quá phạm vi cho phép, khi hậu quả xảy ra thì chính quyền mới biết.

Theo các chuyên gia, các trang web, facebook, fanpage chính là “lỗ hổng” để các cơ sở làm đẹp quảng cáo quá sự thật. Việc này đã góp phần cho các cơ sở thẩm mỹ hoạt động sai phép. Do đó cần có chế tài xử lý mạnh hơn với các cơ sở làm đẹp nếu vi phạm như: chấm dứt thực hiện các dịch vụ đó, bồi thường thiệt hại xảy ra, bị xử phạt hành chính, có thể bị cấm hành nghề và truy tố trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Y tế, UBND phường/xã cần chủ động áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo dõi, kiểm tra đột xuất các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ để ngăn chặn kịp thời bởi hoạt động trái phép này ngày càng phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng.

Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về các Thẩm mỹ viện đang hoạt động “chui” hiện nay.

Minh Quân

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe