Khoảng 1,2 triệu người Việt Nam đang sống trong nhà tạm

Thứ sáu, 24/03/2023 16:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong báo cáo về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, như giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, giảm tỷ lệ dân số sống trong nhà tạm xuống 1,2%, tương đương 1,2 triệu người.

Ngày 24/3, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ phối hợp tổ chức hội thảo "Tham vấn Dự thảo Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam năm 2023".

Bà Phạm Mỹ Hằng Phương, đại diện nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện báo cáo cho biết, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể như giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,2% xuống còn 3,6% trong giai đoạn 2016 - 2022, cung cấp nước sạch cho 98,1% dân số và nhà tiêu hợp vệ sinh cho 95,6% dân số.

khoang 12 trieu nguoi viet nam dang song trong nha tam hinh 1

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: TTX)

Bên cạnh đó, Việt Nam ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ đã dẫn đến những cải thiện ấn tượng trong phát triển công nghiệp, tăng cường đổi mới, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiến bộ đáng kể cũng được ghi nhận trong việc thúc đẩy hòa bình, công lý và các thể chế.

Đặc biệt, Việt Nam đã đạt được tiến bộ rất đáng kể trong cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng với tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở lần lượt đạt 97,2% và 98%. 91% dân số tham gia bảo hiểm y tế. 

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển đô thị và cộng đồng bền vững. Đáng chú ý, tỷ lệ dân số sống trong nhà tạm giảm xuống còn 1,2%, tương ứng với 1,2 triệu dân số, nhất là ở khu vực thành thị chỉ có 0,3% trong khi 91% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý.

Bên cạnh những mục tiêu tiến triển tốt, báo cáo cũng cho biết Việt Nam có 2 mục tiêu đang bị tụt lùi, đó là năng lượng sạch và giá cả phải chăng là sự sống trên cạn.

Để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030, nhóm chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở vùng dân tộc thiểu và thúc đẩy bình đẳng giới. Các chính sách cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy việc làm bền vững, đặc biệt là cho 56,2% lao động đang có việc làm phi chính thức.

Việt Nam cũng cần tăng tốc trong mở rộng quan hệ đối tác để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là tập trung vào việc huy động thêm nguồn lực tài chính.

Vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển của Việt Nam cũng được đánh giá là vẫn còn rất nhiều thách thức để đạt được những mục tiêu vào năm 2030. “Việt Nam cần đảo ngược một số điểm lùi gần đây trong một số khía cạnh tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái”, bà Nguyễn Hoài Phương nhấn mạnh.

TS Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường, Bộ KH&ĐT cho biết, với việc tham gia báo cáo về lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023 (VNR 2023), Việt Nam mong muốn chia sẻ thành tựu, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong thực hiện các mục tiêu và đưa ra những định hướng, các hoạt trọng tâm trong nửa chặng đường còn lại trong lộ trình phát triển bền vững.

khoang 12 trieu nguoi viet nam dang song trong nha tam hinh 2

Bà Naomi Kitahara, Quyền Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. (Ảnh: MPI)

Bà Naomi Kitahara, Quyền Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhìn nhận, VNR không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, bà khuyến nghị Chính phủ Việt Nam đưa ra số liệu sáng tạo và cụ thể để phân tích thay vì chỉ có các nhận định.

Theo bà Naomi Kitahara, kể từ khi có kế hoạch hành động Chương trình nghị sự 2030, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng vẫn còn các mục tiêu đang tụt lùi. Do đó, Việt Nam cần tăng cường đầu tư mở rộng chăm sóc sức khỏe toàn dân, an sinh xã hội, thúc đẩy năng lượng xanh, huy động các nguồn tài chính cho sự phát triển.

“UNDP thống kê mỗi 1 đồng đầu tư vào an sinh xã hội sẽ thu được hơn 1 đồng cho GDP, cho thấy sự cần thiết của các chính sách này. Chỉ còn 7 năm cho mục tiêu đặt ra, cần tranh thủ từng ngày từng giờ và duy trì được tiến độ trong thời gian vừa qua”, bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô