Khởi công vở kịch lịch sử “Huyền thoại Gò Rồng Ấp”

Thứ ba, 18/06/2019 11:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sân khấu Lệ Ngọc vừa tổ chức lễ khởi công vở kịch “Huyền thoại Gò Rồng Ấp”, của tác giả PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ và đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên. Dự kiến, vở diễn sẽ tham dự Liên hoan sân khấu Trung Quốc – ASEAN vào tháng 9 và Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế tại Việt Nam vào tháng 10/2019.

Sau thành công của các vở diễn “Chí Phèo”, “Tấm Cám”, vở kịch lịch sử “Huyền thoại Gò Rồng Ấp” là vở thứ 3 mà sân khấu Lệ Ngọc dàn dựng trong năm 2019. Đồng thời, đây là vở diễn thứ 5 của cặp đôi tác giả, đạo diễn: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (tác giả), NSƯT Triệu Trung Kiên (đạo diễn) cùng hợp tác dàn dựng. Và cuộc chơi nghệ thuật của một sân khấu xã hội hóa như sân khấu kịch Lệ Ngọc rất đáng được trân trọng. Rất nhiều những ý tưởng sáng tạo cũng như mong muốn đổi mới mà ê kíp sáng tạo đặt ra tại lễ khởi công “Huyền thoại Gò Rồng Ấp”…

Lễ khởi công vở kịch có sự góp mặt của ê kíp sáng tạo cùng đại diện của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và nhiều nhà báo, nghệ sĩ quan tâm đến vở kịch. Ảnh: Báo vanhoa

Lễ khởi công vở kịch có sự góp mặt của ê kíp sáng tạo cùng đại diện của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và nhiều nhà báo, nghệ sĩ quan tâm đến vở kịch. Ảnh: Báo vanhoa

“Huyền thoại Gò Rồng Ấp” là kịch bản sân khấu được PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ phóng tác dựa trên những huyền tích dân gian về sự ra đời của Lý Công Uẩn, vị Hoàng đế khai quốc của triều Lý - người đã tạo dựng nên kinh đô Thăng Long nghìn năm rạng rỡ.

Đã có nhiều tác phẩm sân khấu xây dựng thành công hình tượng vị vua Lý Công Uẩn nhưng vở kịch lần này, ê kíp sáng tạo tập trung lý giải sự ra đời của vua Lý Công Uẩn trên mảnh đất thiêng khẳng định: Cõi đất, khoảng trời nước Nam là nơi địa linh, nhân kiệt, nơi hội tụ tinh anh và linh khí nghìn đời để hun đúc và sản sinh ra những vĩ nhân mang thiên mệnh làm rạng danh cho giống nòi, tiên tổ. Vở diễn cũng khẳng định cái ác, cái xấu xa luôn phải lùi bước trước cái chân, cái thiện, lòng nhân ái và tình yêu thương vô bờ của con người. Hình ảnh “Rồng Ấp” sẽ được sử dụng như là biểu tượng của vở diễn. Nó sẽ được hiển hiện thông qua thiết kế mỹ thuật cũng như trong các ý định dàn dựng.

Hình tượng trung tâm của vở sẽ là mẹ vị vua Lý Công Uẩn, bà Phạm Thị Ngà, xuất thân là một người dân thường, giúp việc ở chùa Tiêu, kế tiếp là Thiền sư Vạn Hạnh. Xung đột của vở kịch được các tác giả khai thác mâu thuẫn giữa tầng lớp quan lại, phú hộ, cường hào áp bức dân nghèo.

Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên cho biết, “Huyền thoại Gò Rồng Ấp” là vở kịch về đề tài dân gian sẽ như một bức tranh mô phỏng xã hội Việt Nam thời kỳ đầu xuất hiện các triều đại phong kiến tập quyền độc lập. Không gian của vở diễn được xác định là nền văn minh châu thổ sông Hồng với những phong tục tập quán đặc sắc của người Việt cổ, cùng tín ngưỡng phồn thực bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo dân tộc. Vở diễn sẽ được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai phương pháp sân khấu hiện thực và biểu hiện. Thủ pháp ước lệ không gian, thời gian của sân khấu tự sự phương Đông sẽ được đưa vào vở diễn với mức độ hợp lý để tạo nên một vũ trụ đậm chất huyền thoại, cổ tích.

Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên chia sẻ về ý tưởng sáng tạo của vở kịch

Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên chia sẻ về ý tưởng sáng tạo của vở kịch "Huyền thoại Gò Rồng Ấp". Ảnh: Báo vanhoa

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc điều hành Sân khấu Lệ Ngọc cho biết: “Chúng tôi muốn các tác phẩm của mình sẽ hướng khán giả trong nước quen với một lối dàn dựng của sân khấu hiện đại đó là giảm bớt những lời thoại trong kịch, tăng yếu tố hành động cũng như dùng các thủ pháp, đặc trưng của sân khấu truyền thống như ước lệ, cách điệu, khai thác các yếu tố văn hóa dân tộc. Sân khấu kịch Lệ Ngọc thành công khi ra biểu diễn phục vụ khán giả nước ngoài cũng là nhờ sự đổi mới trong tư duy dàn dựng này.

“Huyền thoại Gò Rồng Ấp” với một ê kíp sáng tạo gồm những tên tuổi sáng giá của làng sân khấu hiện nay như: Tác giả, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên; NSND Hoàng Anh Tú (Âm nhạc); họa sĩ, NSƯT Doãn Bằng; cố vấn nghệ thuật và truyền thông PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái; NSND Lệ Ngọc... chắc chắn công chúng yêu sân khấu sẽ có một tác phẩm nghệ thuật thực sự đáng để chờ đón”,  Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn, đặt niềm tin.

Được biết, đây sẽ là vở diễn tham dự Liên hoan sân khấu Trung Quốc – ASEAN vào tháng 9/2019 và dự kiến tham gia Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế tại Việt Nam vào tháng 10/2019.

P.V

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa