Không cấp phép đầu tư dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thứ ba, 14/02/2017 15:33 PM - 0 Trả lời

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 73/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành Tài nguyên và Môi trường.

(CLO) Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 73/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật: rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài nguyên một cách bình đẳng, theo yêu cầu của thực tiễn nhằm tạo động lực, môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Đặc biệt là nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, về đất đai để khuyến khích việc tập trung tích tụ đất đai, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; tăng cường các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập.

Đồng thời rà soát các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đặc biệt liên quan đến tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên biển, xử lý chất thải, khí khải; gắn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với việc ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và tái cấu trúc các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất; tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư tự phát, kiểu phong trào, sử dụng lãng phí đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản không theo quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dự án khai thác tài nguyên.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường và tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là công tác hậu kiểm; kiên quyết không cấp phép đầu tư xây dựng các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo các yêu cầu về xử lý môi trường. Các dự án chỉ được đưa vào vận hành khi có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường.

[caption id="attachment_149766" align="aligncenter" width="594"]Báo Công luận
Bộ Tài nguyên  & Môi trường cần tiếp tục giám sát, kiểm soát chặt chẽ công nghệ sản xuất các dự án của Formosa.[/caption]

Đối với dự án của Formosa, Bộ Tài nguyên & Môi trường cần tiếp tục giám sát, kiểm soát chặt chẽ công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý môi trường và công tác quản lý môi trường, đảm bảo đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu mới cho vận hành theo thiết kế.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu ngành Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, nhất là thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, tài nguyên nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thoát, sử dụng lãng phí tài nguyên; xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý nghiêm các cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra phải có kế hoạch, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân, tránh bố trí các đoàn chồng chéo nhau. Tiến hành điều tra, rà soát phân loại các nguồn thải gây ô nhiễm sông, biển, các vùng kinh tế, đô thị lớn; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước, nâng cao chất lượng nguồn nước; tập trung cải tạo, phục hồi các khu vực ô nhiễm.

Ngành Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng dự báo khí tượng thủy văn, nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, vận hành hồ chứa; tập trung đầu tư phát triển mạng lưới trạm quan trắc theo hướng tự động hoá, đồng bộ tích hợp với các lĩnh vực khác.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan khẩn trương xây dựng Đề án chống ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội và TP. HCM.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Ứng cứu kịp thời 7 ngư dân khi tàu cá bốc cháy trên biển Quảng Bình

Ứng cứu kịp thời 7 ngư dân khi tàu cá bốc cháy trên biển Quảng Bình

(CLO) Ngày 8/5, Đồn Biên phòng Nhật Lệ thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, một tàu cá của ngư dân tỉnh này đã bị bốc cháy, khi đang đánh bắt trên biển vào tối qua, rất may 7 ngư dân đã được ứng cứu kịp thời.

Đời sống
Chia sẻ của những chàng trai, cô gái khối Công an tham gia Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Chia sẻ của những chàng trai, cô gái khối Công an tham gia Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Trong lễ diễu binh diễn ra vào ngày 7/5 tại Điện Biên, các chàng trai, cô gái của khối Cảnh sát, Công an, An ninh đã gây ấn tượng mạnh và nhận được nhiều tình cảm của người dân.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nam Định: Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đời sống
Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo

Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo

(CLO) Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 3.422 hộ nghèo tương ứng 8.762 người, chiếm tỷ lệ 0,92% dân số; có 2.500 người trong độ tuổi nhưng không có khả năng lao động. Địa phương đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo.

Đời sống
Lào Cai: Tìm thân nhân 2 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở Sa Pa

Lào Cai: Tìm thân nhân 2 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở Sa Pa

(CLO) UBND phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa có thông báo công khai thông tin tìm thân nhân 2 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn.

Đời sống