Không có con đường nào mới đi mà bằng phẳng

Thứ sáu, 20/01/2017 11:00 AM - 0 Trả lời

Có thể nói Ngày nay là một trong những tờ báo tạo nên những ấn tượng rất riêng trong năm 2016: Là tờ báo miễn phí duy nhất ở Việt Nam, trong bối cảnh báo in, nhiều tờ chật vật với số lượng trên 10.000 bản thì Ngày nay phát hành 12.000 bản/ kỳ, có số lên đến 40.000 bản/ kỳ, tiên phong với tiêu chí “làm báo vì độc giả”, tử tế, tích cực không sốc, sến…

(NB&CL) Có thể nói Ngày nay là một trong những tờ báo tạo nên những ấn tượng rất riêng trong năm 2016: Là tờ báo miễn phí duy nhất ở Việt Nam, trong bối cảnh báo in, nhiều tờ chật vật với số lượng trên 10.000 bản thì Ngày nay phát hành 12.000 bản/ kỳ, có số lên đến 40.000 bản/ kỳ, tiên phong với tiêu chí “làm báo vì độc giả”, tử tế, tích cực không sốc, sến… Một Ngày nay ấn tượng đã ra đời như thế nào và những người thực hiện tờ báo đã làm gì để có được những ấn tượng ấy? Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với một trong những “trụ cột” của tờ Ngày nay- nhà báo Nguyễn Hùng Sơn.

Có một Ngày nay tồn tại từ những ám ảnh về “định kiến đô thị”

Khá nhiều người tò mò về chuyện ê kíp làm báo của các anh tồn tại có dễ “thở” không?

[caption id="attachment_145923" align="alignleft" width="271"]som Nhà báo Nguyễn Hùng Sơn. Ảnh P.V[/caption]

- Thực ra thì như chị thấy, đến bây giờ chúng tôi vẫn thở. (Cười). Nói vậy thôi, hiện tại chúng tôi đang phải "thắt lưng buộc bụng". Làm báo miễn phí buộc phải vậy. Chúng tôi buộc phải cắt giảm tối đa những khoản chi chưa thực sự cần thiết, tối ưu hóa nhân sự, quy trình làm việc. Chúng tôi "xã hội hóa" bằng cách kêu gọi những cây bút, những nhà báo vững tay nghề tham gia với chúng tôi.

+ Câu chuyện về sự ra đời của một tờ báo Ngày nay được phát hoàn toàn miễn phí, hướng chủ yếu tới đối tượng người lao động không có điều kiện tiếp xúc với internet, hình thức trang bìa rất đẹp và trau chuốt, nội dung đậm tính nhân văn.. cũng khiến tôi rất tò mò...

Từ gần một năm trước, vào Tây Nguyên với Hoàng Hối Hận trở về, cây bút Đinh Đức Hoàng viết một bài ứa nước mắt về thân phận các y sĩ thôn bản trên mục Góc nhìn của Vnexpress. Kết thúc bài, Hoàng đưa ra một cụm từ khiến tôi ám ảnh ghê gớm. Suốt một năm qua, cụm từ đó cứ lởn vởn trong đầu tôi như một vết cắt, mỗi khi vết cắt lên da non thì lại gặp một hoàn cảnh gì đó khiến nó lại càng vỡ ra. Vỡ mãi, vỡ mãi đến tận cùng sâu thẳm của tâm can. Cụm từ đó là "Định kiến đô thị".

     Quả thực, sống ở thị thành, mỗi khi hành xử hay nhìn nhận trước mỗi sự việc, chúng ta thường sử dụng cái mà chúng ta đang hiểu biết và tiếp nhận hàng ngày, cái hiểu biết của người đô thị. Càng ngày, chúng ta càng ít đặt mình vào hoàn cảnh con người hay sự vật mà chúng ta đang đánh giá. Cái gọi là "định kiến đô thị" giờ trở thành tiêu chuẩn cho mọi hoàn cảnh, trở thành mốt, thành thứ trang sức để chứng minh bản thân được sống và giáo dục nơi phồn hoa đô hội, nó càng ngày càng lan nhanh như một bệnh dịch.

hung son 2

 Và điều mà anh day dứt đó đã rất ám ảnh anh?

- Giờ đâu đâu cũng nhan nhản những kẻ chưa dứt mùi khét của nắng quê trên mái tóc đã vội vàng quay lại dè bỉu những người nông dân một nắng hai sương chân chất cần cù. Những kẻ cả đời sống trong nhung lụa thì một năm vài ba bận tổ chức từ thiện mà chi phí để tổ chức luôn lớn hơn gấp nhiều lần cái gọi là từ thiện cho người nghèo, cho bản làng xa xôi. Trong khi đó, như tôi đã từng chứng kiến, ngay trước cửa nhà, họ sẵn sàng đạp đổ gánh hàng hoa, chửi thậm tệ một đứa bé đánh giầy, hay hắt nước vào một bà cụ bán kẹo cao su vào buổi sáng để "giải vía" vì đã trót mời chào họ trước khi họ bước chân đi làm. Truyền thuyết về một ông vua bên Tàu khi vi hành thấy dân chúng chết đói đã rơi lệ đau xót thốt lên "không có gạo sao họ không lấy yến ăn mà để chết đói hết thế này" là ví dụ rõ nhất cho cái gọi là "định kiến đô thị" ấy.”

Đời sống báo chí đang cùng trong “định kiến đô thị”

+ Từ sự ám ảnh ấy, các anh quyết định cho ra đời một tờ báo chuyên hướng độc giả là “giới cần lao”?

Ngay_nay_- Anh Tuấn ở chợ TX, Chị Hiền bán nước ở cổng bệnh viện B, Anh Dũng xe ôm ở bến xe M.. là ba trong số hàng trăm người tôi đã đi gặp. Kênh tiếp nhận thông tin trên báo chí của họ duy nhất là truyền hình trước 5 h sáng và sau 10h tối. Trước đây, thỉnh thoảng họ còn mua báo, giờ nói đến báo, họ lắc đầu, lâu lắm rồi họ không cầm tờ báo để đọc, hãn hữu họ mới đọc vài ba tờ báo chuyên cướp giết hiếp được một ai đó bán dạo đi qua hoặc khách hàng để lại. Những tờ báo giấy biến mất dần trong đời sống thị dân.

"Định kiến đô thị" len lỏi sâu vào ngóc ngách mọi vấn đề của cuộc sống khiến khoảng cách suy nghĩ giữa một bộ phận "may mắn" với đám đông cần lao đang vật lộn với bữa cơm hàng ngày ngày càng xa cách. Đời sống báo chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Khi mà các toà soạn ngày càng hướng tới nhiều hơn những độc giả đô thị đọc báo bằng smartphone, bằng Ipad thì những người như anh Tuấn, chị Hiền, anh Dũng... càng ngày càng bị lãng quên. Cụm từ "báo chí góp phần nâng cao dân trí" trở thành những câu nói sáo rỗng trong văn bản. Nâng cao cách nào khi còn bộ phận quá lớn ngay tại chốn thị thành này không tiếp cận được đến bất cứ tờ báo nào. Họ là những người lao động, là nhân dân cả đấy.

+ Vì thế Ngày nay  ra đời với mục tiêu lấp đầy những khoảng trống này. Nhưng ý tưởng nào đã thôi thúc các anh làm nên một tờ báo hoàn toàn miễn phí phục vụ “giới cần lao”?

Suốt từ năm 2009 đến nay, mỗi khi đi nước ngoài, tôi thường ngồi rất lâu ở những ga tầu điện ngầm, những khu thương mại đông đúc để ngắm nhìn cảnh những người phát báo miễn phí cho người đi đường. Hàng tiếng đồng hồ, họ nhẫn nại phát từng tờ, từng tờ.

Hung son

Năm 2013 khi tôi đến Anh, tờ London Evening Standard phát hành khoảng 1,2 triệu bản hàng ngày, năm 2014 quay lại thấy tăng lên gần 2 triệu bản, tháng 7 năm 2015 vừa rồi, theo con số họ công bố in trên mỗi tờ báo phát hành thì cao điểm lên đến gần 3 triệu bản trên 10 triệu dân số London. Lợi nhuận cuối năm 2013 xấp xỉ 70 triệu Bảng, tức là vào khoảng 2300 tỉ VND.

Nhiều ví dụ thành công khác trong nghiên cứu tôi không nêu ra đây, và cả những thất bại nữa.

jjg+ Cơ hội làm một tờ báo mang trong mình nhiều ý nghĩa, gói trong mình nhiều ước mơ của anh đã được thực hiện cũng giống như một giấc mơ?

- Dĩ nhiên, những con số đó chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc thúc đẩy ước mơ thực hiện kế hoạch triển khai một sản phẩm báo chí miễn phí tại Việt Nam. Cũng rất may mắn, được TBT và các lãnh đạo cơ quan chủ quản ủng hộ. Đến hôm nay, mặc dù thiếu thốn quá nhiều thứ, tôi và anh em đồng nghiệp đã nâng cấp tờ báo tháng lên tuần báo và đặc biệt là quyết tâm thực hiện phương thức phát hành mới - MIỄN PHÍ. Khu vực phát báo của chúng tôi là những nơi công cộng như bến xe, bệnh viện, trường học và những khu vực dân cư khác.

+ Sau cả quãng dài với đầy đủ những thử nghiệm, những guồng quay rất cần mẫn và say mê, anh nói gì về tờ báo?

- Thành công hay thất bại thì còn quá sớm để đánh giá, nhưng ít ra, chúng tôi đã gạt được cái "định kiến đô thị" và dám bắt tay vào thực hiện kế hoạch ấp ủ của mình.

    Hãy ước mơ, hãy dại khờ, chẳng phải người ta thường nói "hãy cho đi để nhận lại" hay sao? Làm gì có con đường nào mới đi mà bằng phẳng, phải không?

Nga Linh (Thực hiện)

Tin khác

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

(CLO) Đến ngày 18/5, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành ký kết hợp tác chiến lược phát triển toàn diện về văn hóa - du lịch với 16 tỉnh, thành trọng điểm du lịch.

Nghề báo
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm 'Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê'

Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê"

(CLO) Chiều 18/5, Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" nhằm thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội, giúp tăng nguồn cung, đa dạng giải pháp lưu trú cho người lao động.

Nghề báo
Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

(CLO) Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Nghề báo
Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo