Không để đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản

Thứ năm, 13/05/2021 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với sự chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh, tạo lập hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, giữ an toàn cho các chuỗi cung ứng,… là những “đối sách linh hoạt” để kiểm soát tình hình, tránh để xảy ra việc ùn ứ, “giải cứu” nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát hiện nay.

Chủ động ứng phó với đợt dịch bùng phát lần thứ 4

Mặc dù các đợt bùng phát dịch trước đây đã được đẩy lùi, nhưng đợt bùng phát dịch lần thứ 4, vẫn đang diễn biến phức tạp, được xác định là khó khăn hơn, khó lường hơn do sự xuất hiện của các biến chủng mới của virus, đặc biệt là biến chủng B.1617 được phát hiện tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, dịch bệnh đã xuất hiện cùng lúc tại nhiều địa phương và đã xuất hiện các ca dương tính tại những bệnh viện lớn.

Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị bí thư, cấp ủy, chủ tịch, thủ trưởng các cơ quan chính quyền, căn cứ vào quy định, quy chế, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tình hình thực tế để tỉnh táo, đưa ra lựa chọn thông minh nhất vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế

Chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19, tạo lập hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, giữ an toàn cho các chuỗi cung ứng, cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến…

Chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19, tạo lập hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, giữ an toàn cho các chuỗi cung ứng, cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến…

Rút kinh nghiệm từ đợt phòng, chống dịch tại Hải Dương hồi tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tỉnh, thành phố khi quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo phân cấp phải đảm bảo phạm vi áp dụng gọn, hẹp nhất có thể, tránh tối đa các tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, đảm bảo thông quan hàng hóa, nguyên liệu sản xuất. 

Nêu nguyên nhân việc nông sản Hải Dương  do tác động của dịch Covid-19 phải “giải cứu”, ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, sản xuất hàng hóa nông sản ở Việt Nam hiện nay ngày càng tăng trưởng và khối lượng rất lớn theo từng mùa vụ, trong khi hệ thống phân phối, sự liên kết giữa các vùng miền, hạ tầng vận chuyển, chi phí logistics chưa hoàn thiện hoặc chưa đáp ứng được đã gây thêm những khó khăn cho hàng nông sản Việt.

Ngoài ra, Hải Dương phụ thuộc hoàn toàn vào đường vận chuyển ra biển. Hàng vạn tấn nông sản thực phẩm như cà chua, cà rốt, bắp cải, su hào đã đến mùa thu hoạch để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; trong đó 70% qua cảng Hải Phòng để xuất khẩu đi các nước. 

Vì vậy, việc tổ chức sản xuất các mặt hàng nông sản phải có sự chủ động trong liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần có những phản ứng nhanh nhẹn, kịp thời cũng như những giải pháp hỗ trợ trước những diễn biến bất lợi cho thị trường.

Không để xảy ra tình trạng ùn ứ, “giải cứu” nông sản

Trước diễn biến mới và phức tạp của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản được dự báo sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới. Do đó Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cần những “đối sách linh hoạt” để kiểm soát tình hình.

Không để nông sản bị ùn ứ, 'giải cứu' trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4.

Không để nông sản bị ùn ứ, 'giải cứu' trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Việt Nam có một hệ sinh thái nông nghiệp rất bền vững với 13.500 doanh nghiệp; 17.000 hợp tác xã, 34.400 trang trại, 78,8 triệu hộ nông dân.

Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, cả hệ sinh thái hoạt động theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và vẫn đảm bảo cả lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đến hết tháng 4/2021 duy trì được đà tăng trưởng và cao hơn cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng 11,1%, gia cầm tăng 8,5%, tôm tăng 5,5%...

Các nhà máy chế biến luôn được đặt trong tình trạng cấp bách, cần giữ an toàn. Bộ đã liên tục chỉ đạo bằng các văn bản và xuống trực tiếp các cơ sở để giữ an ninh sinh học với vùng nguyên liệu, đặc biệt là nhà máy chế biến.

“Từ lúc có dịch, Bộ siết rất chặt, công tác phòng, chống dịch phải làm thật nghiêm túc, chắc chắn, vì nếu dịch xảy ra trong một nhà máy là chuỗi cung ứng sẽ dừng lại hết”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Hiện có 815 doanh nghiệp tôm, khoảng 200 doanh nghiệp cá tra, 125 doanh nghiệp các ngành hàng khác trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đi thị trường châu Âu và Mỹ. Một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng tăng trưởng cao, Hàn Quốc tăng trưởng tới 213%.

Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết, sau dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có thời điểm nhiều xe hàng ùn tắc cục bộ chờ thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị. 

Ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm giải tỏa tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu Hữu Nghị và hàng hóa đã được thông quan thuận lợi. Tại các tỉnh khác, như cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, hiện nay hàng hóa nông sản vẫn thông quan bình thường, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.

Có thể thấy, qua các đợt dịch, các địa phương đã chủ động và có các sáng kiến để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các cửa khẩu vừa đảm bảo phòng, tránh dịch bệnh Covid-19 như: thành lập đội lái xe trung chuyển chuyên biệt để thông quan nông sản, hàng hóa tại cửa khẩu; tích cực trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để nới rộng thời gian thông quan; khuyến cáo doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nắm tình hình và giãn đưa hàng về cửa khẩu, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường sắt…

Nhiều cá nhân, tổ chức trên cả nước đã cùng chung tay giải cứu nông sản Hải Dương bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đầu năm nay.

Nhiều cá nhân, tổ chức trên cả nước đã cùng chung tay giải cứu nông sản Hải Dương bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đầu năm nay.

Các địa phương cũng chủ động, linh hoạt trong thực hiện các giải pháp tiêu thụ nông sản. Ví dụ như UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng 2 phương án hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. 

Trong đó, phương án 1: Nếu tình hình dịch trong nước vẫn còn nhưng được kiểm soát, các hoạt động giao thương được trở lại bình thường. UBND dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 114.000 tấn (tiêu thụ trong nước 51.000 tấn, xuất khẩu 53.000 tấn); chế biến sấy khô, nước ép, đóng hộp khoảng 6.000 tấn.

Phương án 2: Tình hình dịch trong nước tiếp tục diễn ra phức tạp, UBND huyện dự kiến tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 95.000 tấn (trong đó, tiêu thụ trong nước: 60.000 tấn, xuất khẩu: 35.000 tấn); tiêu thụ bằng hình thức khác: 25.000 tấn.

Nhờ chủ động các phương án tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều nên mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Bắc Giang vẫn thu được gần 7.000 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2020. Các hoạt động xúc tiến cũng được đẩy mạnh, lần đầu tiên vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Trong bối cảnh thị trường thế giới thiếu hụt, các nước xuất khẩu giảm, chuỗi cung ứng của các nước bị đứt gãy do ảnh hưởng của Covid-19 là cơ hội của nông sản Việt Nam. Khi chúng ta chống dịch tốt, giữ được an toàn sinh học, tiếp tục tăng diện tích để nâng cao sản lượng, giữ được chuỗi cung ứng ổn định sẽ đảm bảo được giá trị xuất khẩu.

Thế Anh

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp