Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh:

Không để hàng hóa của tỉnh này đến tỉnh kia mà như “sang quốc gia khác”

Thứ ba, 28/09/2021 07:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng các địa phương phải tạo sự bình đẳng trong lưu thông hàng hóa đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, chứ không phải để hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh ngoài vào mà như sang quốc gia khác hoặc gây khó dễ là không được.

Không phải cứ lập rào cản là chống được dịch

Tại cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ vào ngày 26/9/2021, cộng đồng doanh nghiệp một lần nữa đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp tháo gỡ rào cản làm ách tắc lưu chuyển hàng hóa giữa các địa phương; công nhận kế quả xét nghiệm, kiểm dịch một lần, cách ly một lần đối với người di chuyển giữa các địa phương.

Có thể thấy, rào cản làm ách tắc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương chính là các “Giấy phép con” hay còn gọi là “quy định riêng” được nhiều địa phương đặt ra trong khi phòng, chống dịch COVID-19 đã khiến doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn.

khong de hang hoa cua tinh nay den tinh kia ma nhu sang quoc gia khac hinh 1

“Giấy phép con” được nhiều địa phương đặt ra trong khi phòng, chống dịch COVID-19 đã khiến doanh nghiệp lao đao. Ảnh: CSGT kiểm tra giấy tờ của lái xe khi đi qua chốt kiểm soát.

Bài liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng đặt câu hỏi với các địa phương: “Lập rào cản mà người dân không có ý thức thì các đồng chí có thể gác 24/24 giờ không, có thể làm được cả tuần, cả tháng, cả năm không?”

Theo Thủ tướng, việc tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”, để người dân hiểu rằng dịch bệnh nguy hiểm mới là điều quan trọng chứ không phải cứ lập rào cản là chống được dịch.

Trong văn bản 5630/UBND-DL1, Quảng Ninh yêu cầu lái xe phải âm tính PCR trước 48 giờ, khuyến khích tiêm 2 mũi; Người từ tỉnh khác về phải đủ cả 2 điều kiện này. Nếu ở tỉnh đang thực hiện Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 phải cách ly 14 ngày + 7 ngày tại nhà.

Vào tối ngày 25/9/2021, sau khi ghi nhận tại một số địa phương còn để xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt ở khu vực có chốt kiểm dịch. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ hàng nông sản của người dân, đồng thời làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu giám đốc các sở GTVT kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm dịch và chấm dứt ngay tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường bộ.

Câu chuyện ách tắc trong vận chuyển hàng hóa tại các chốt kiểm dịch không phải là cá biệt khi tháng 8/2021, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đích danh 8 địa phương đặt ra “giấy phép con” gây cản trở, ách tắc lưu thông hàng hóa gồm: Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Bạc Liêu.

khong de hang hoa cua tinh nay den tinh kia ma nhu sang quoc gia khac hinh 2

Nông sản là mặt hàng cần đảm bảo quá trình vận chuyển, lưu thông nhanh để tiêu thụ.

Vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, thời gian qua, việc điều hành của một số địa phương còn thiếu sâu sát, cứng nhắc, chưa kịp thời, dẫn tới ùn tắc, ứ đọng trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Trong khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu bảo đảm không đứt gãy trong sản xuất, lưu thông. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có địa phương, có thời điểm, đã vận dụng máy móc, dẫn tới ách tắc.

Phó Thủ tướng lấy ví dụ: Có tỉnh đặt ra quy định xe chở hàng phải sang tải, “sang xe, đổi tài xế”, làm mất thời gian, gây ùn ứ, “xe chở mấy trăm con lợn, hàng nghìn con gà mà sang tải thì doanh nghiệp làm sao sống nổi!”. “Có địa phương cứng nhắc đến mức người ta chở con giống về thả, để tái đàn mà cũng không cho vào”.

Tạo sự bình đẳng trong lưu thông hàng hóa đối với các doanh nghiệp

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận về vấn đề trên, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, chuyện các địa phương ban hành “Giấy phép con” không chỉ khiến các doanh nghiệp bức xúc mà cả Thủ tướng, các cơ quan quản lý Nhà nước đều bức xúc bởi Thủ tướng đã có chỉ đạo rõ ràng nhưng cuối cùng sự việc này vẫn tồn đọng.

“Đúng là Chính phủ giao cho các địa phương có trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng chống dịch trên địa bàn của mình nhưng không vì thế mà địa phương đặt ra những giấy phép con, những cơ chế riêng để kiểm tra làm ách tắc lưu thông. Rất nhiều doanh nghiệp người ta chở container hàng từ thủy hải sản cho đến các mặt hàng xuất khẩu mà cứ giữ người ta 5 ngày, 3 ngày thì người ta chết chứ sống thế nào được”, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nói.

khong de hang hoa cua tinh nay den tinh kia ma nhu sang quoc gia khac hinh 3

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Kiều Trang

“Doanh nghiệp thì kêu mấy tháng nay rồi mà rõ ràng những giấy phép con làm chậm thời gian, nguy cơ gây hư hỏng hàng xuất khẩu, điều đó là không thể chấp nhận được. Các địa phương phải biết thương doanh nghiệp, thương người dân chứ Chính phủ nói một đằng, xuống địa phương gây khó dễ thì không ổn”- ông Đinh Trọng Thịnh bức xúc.

Theo ông Thịnh, thời gian tới, Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng, các Ban Chỉ đạo do Thủ tướng thành lập phải kiên quyết trong làm việc để thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Các Tổ Công tác phải đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các địa phương. Trường hợp nào còn để ách tắc thì phải xử lý nghiêm, không để tồn tại kéo dài.

“Rõ ràng chỉ đạo từ Chính phủ xuống phải làm thông suốt, các Đoàn kiểm tra phải làm gắt gao để buộc các địa phương phải thực thi chính sách một cách thống nhất, phải thực hiện số hóa một cách tối đa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh, chứ không phải là hàng nhập cũng tắc mà hàng xuất cũng tắc như thế này được” Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Đánh giá cao việc Thủ tướng chỉ đạo lập các bộ, cơ quan, địa phương lập Tổ Công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19” (Tổ công tác) do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đối với các địa phương khi thành lập Tổ Công tác việc đầu tiên là phải có văn bản chỉ đạo và thống nhất trong toàn địa bàn của mình. Đó là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phải có các kế hoạch để lắp đặt các trạm quét mã QR Code để tiết kiệm một cách tối đa cho hoạt động lưu thông hàng hóa.

“Bây giờ là thời đại công nghệ số rồi thì các địa phương phải áp dụng mạnh mẽ. Người ta đã có chứng nhận về an toàn sức khỏe, chứng nhận về vận tải, đầy đủ giấy tờ về hàng hóa thì phải cho người ta thông qua. Như vậy mới tiết kiệm được thời gian, đỡ ách tắc. Chúng ta đang bằng mọi giá để thúc đẩy sản xuất kinh doanh cũng như là để phục hồi nền kinh tế”, ông Thịnh nêu rõ.

khong de hang hoa cua tinh nay den tinh kia ma nhu sang quoc gia khac hinh 4

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các địa phương phải áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ để thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Ông Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, Chủ tịch UBND các tỉnh phải tổ chức các đội, nhóm để kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các điểm chốt, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo cho phòng chống dịch.

“Doanh nghiệp của tỉnh nào cũng thế chứ đừng nghĩ mỗi doanh nghiệp của tỉnh mình thì tạo điều kiện, phải có sự bình đẳng như nhau giữa các doanh nghiệp. Chứ không phải doanh nghiệp tỉnh ngoài vào thì như vào một quốc gia khác. Doanh nghiệp tỉnh ngoài đi qua các trạm kiểm soát của tỉnh mình thì làm khó dễ người ta thì không được”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Nhấn mạnh tính chủ động của các địa phương, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, địa phương phải làm chặt ở để đảm bảo an toàn dịch bệnh nhưng phải thúc đẩy lưu thông hàng hóa, không cần đến lúc Chính phủ tuyên bố nới rộng giãn cách thì mới thực hiện. Việc nới lỏng giãn cách hay không là do các địa phương phải nắm được tình hình, diễn biến của dịch bệnh để có biện pháp kiểm soát, mở lại sản xuất kinh doanh.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(CLO) Tại Kỳ họp bất thường thứ 7, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Vương Đình Huệ.

Tin tức
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

CLO) Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII), Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức đã trình bày Dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tin tức
Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, điều tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).

Tin tức
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, đây mới là thời điểm bắt đầu mùa hè, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Tin tức