Không để người có H nào bị bỏ lại phía sau

Thứ sáu, 01/12/2017 15:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2017 là năm thứ 9 liên tiếp dịch HIV/AIDS ở Việt Nam giảm cả 3 tiêu chí. Thế nhưng, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tình hình lây nhiễm HIV vẫn diễn biến phức tạp.

Mỗi năm gần 10.000 người mới bị phát hiện HIV

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự xã hội và tương lai giống nòi. Năm 2017 là năm thứ 9 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam giảm cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Việt Nam đã triển khai các dịch vụ can thiệp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Việc áp dụng nhiều sáng kiến mới nhất trong phòng, chống HIV/AIDS cũng là điểm sáng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao khi Việt Nam đã cứu được gần nửa triệu người khỏi bị HIV và cứu sống 150 nghìn người thoát chết vì bệnh AIDS.

Tuy nhiên chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tình hình lây nhiễm HIV vẫn diễn biến phức tạp. Mỗi năm nước ta vẫn có khoảng gần 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Đường lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục cũng đang cảnh báo việc kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn. “Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo được quyền về sức khỏe cho mọi người dân. Chỉ có lấy người dân và quyền về sức khỏe làm trung tâm cho việc phát triển y tế trên phạm vi toàn cầu thì mọi người dân mới có thể được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng tốt, và không còn ai bị bỏ lại phía sau”.

Báo Công luận
Việc tuân thủ khám và uống thuốc methadone cũng giảm đáng kể tình trạng nhiễm H. Ảnh L.H 

Tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát

Đánh giá về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã sớm hình thành hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến cơ sở trong cả nước và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm nhưng vẫn chưa đảm bảo tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Đáng chú ý là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm nam có quan hệ tình dục với nam... trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế. Bơm kim tiêm, bao cao su mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu và nay tiếp tục cắt giảm. Điều trị Methadone mới chỉ đạt được 65,7% chỉ tiêu Chính phủ giao. Điều trị ARV mới đáp ứng được 58,1% số người nhiễm HIV được phát hiện. Dịch vụ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn khó tiếp cận. Khó khăn lớn nữa là trong những năm gần đây, kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho các chương trình phòng, chống AIDS liên tục bị cắt giảm nên những tỉnh không có dự án quốc tế tài trợ thiếu hụt kinh phí trầm trọng cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

“Dự kiến trong thời gian từ năm 2018, các tổ chức quốc tế sẽ cắt giảm việc tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và chỉ hỗ trợ chúng ta về kỹ thuật. Do vậy, các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt việc đảm bảo điều trị cho bệnh nhân (BN) AIDS sẽ ảnh hưởng rất lớn. Việc này đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển BN sang hệ thống điều trị thanh toán qua bảo hiểm y tế (BHYT). Bên cạnh đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn là rào cản cho những người có nhu cầu tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này, bao gồm cả việc mua và sử dụng thẻ BHYT”, ông Cảnh nhấn mạnh.

Xé rào cản phân biệt, kỳ thị với người có H

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, số BN có H đăng ký điều trị cho đến nay đã lên tới 2.000 người (trong đó 60% đến từ các tỉnh thành phía Bắc, còn lại ở Hà Nội). Phần lớn họ chọn nơi đây để đăng ký điều trị bởi họ né tránh sự kỳ thị của người dân địa phương, sẵn sàng đi đến một nơi xa vừa không ảnh hưởng đến công việc làm ăn ở địa phương vừa được hưởng những quyền lợi về việc chăm sóc y tế cao từ tuyến TƯ. Việc tuân thủ điều trị ARV tốt, giúp BN kéo dài tuổi thọ, một số người có việc làm ổn định, lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái như những người bình thường khác… Tuy nhiên, từ khi biết thông tin việc khám chữa bệnh và điều trị ARV cho người có H bắt buộc thanh toán qua BHYT - đồng nghĩa với việc BN phải về địa phương nơi mình đăng ký thẻ BHYT để nhận thuốc ARV - sẽ lộ danh tính mà họ từng giấu giếm bao lâu nay khiến họ vô cùng lo lắng.

“Nếu người có H không được điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS và tử vong rất nhanh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nếu người có H tuân thủ điều trị có thể sống hơn 50 năm kể từ ngày nhiễm. Thực tế, người phát hiện có H đầu tiên ở nước ta cách đây 20 năm đến nay vẫn sống và lao động bình thường do tuân thủ tốt việc điều trị ARV” ,TS. Hoàng Đình Cảnh.

BN Triệu Thị G, 60 tuổi (ở Yên Bái) đã đăng ký điều trị HIV ở đây hơn 5 năm. Tại địa phương, công việc kinh doanh cửa hàng ăn uống của gia đình bà đang phát triển tốt cũng bởi không ai biết bà có HIV. Bởi vậy, bà G tuyên bố hoặc là tự túc mua thuốc ngoài, hoặc sẵn sàng bỏ điều trị nếu phải về quê khám và điều trị HIV.

Theo TS. Đỗ Duy Cường, những BN điều trị ở Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai có được kết quả như ngày nay là nhờ sự vào cuộc của các Bộ, Ngành và nguồn tài trợ chủ yếu từ các tổ chức Quốc tế. Từ khi biết thông tin BN sẽ phải thanh toán điều trị qua thẻ BHYT, họ đã thanh thủ mua BHYT với tỷ lệ lên tới 90%. Tuy nhiên, đa phần họ bảo “thà tôi bỏ tiền túi mua thuốc ARV bên ngoài chứ về cơ sở gần nhà nhận thuốc theo hệ thống bảo hiểm thì chắc cả làng, cả huyện đều biết tôi bị HIV”. Chưa kể, có gia đình cả nhà có H đang làm thuê tại Hà Nội, việc tuân thủ điều trị ARV ngày nào cũng phải đúng giờ, nếu không sẽ kháng thuốc. “Nên chăng để cho BN được quyền nhận thuốc ở đâu là tùy họ, miễn là có thẻ BHYT hoặc có một bước đệm nào hoặc thí điểm một vài nơi, chứ cắt đột ngột hoặc chuyển hết về BHYT là không ổn. Đã có BN sợ bị lộ danh tính mà treo cổ tự tử”, TS Cường đề xuất.

Mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 mà Việt Nam đang hướng tới từ việc xét nghiệm sớm để 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV kiểm soát được số lượng vi-rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030./.

Lưu Hường

Tin khác

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe