Không khai tử 'cây tử thần' bây giờ, còn chờ lúc nào?

Thứ sáu, 29/05/2020 10:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Liên tiếp những ngày gần đây, hàng loạt vụ cây phượng lâu năm bật gốc đổ đè gây tai nạn thương tâm cho người và phương tiện giao thông. Đây được xem là 'hồi chuông' nhắc nhở đã đến lúc, chúng ta cần khai tử 'cây tử thần' trong trường học và đô thị.

6dd497adc2ee2bb072ff

Liên tiếp vụ tai nạn từ 'cây tử thần'

Cứ vào mùa mưa lũ, giông lốc và gió mạnh có thể khiến hàng loạt cây xanh trên các tuyến phố ở các đô thị lớn bị bật gốc, gãy cành, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân.

Đặc biệt tại Tại TP. HCM, sự việc cây phượng cổ thụ bị mục ruỗng và bật gốc tại trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) sáng 26/5 khiến một em học sinh lớp 6 tử vong, và 17 em khác bị thương nặng vẫn khiến dư luận chưa thôi bàng hoàng và đau xót.

Ngày 28/5, cây phượng cổ thụ có đường kính 1 mét, cao 10m bất ngờ bật gốc, ngã xuống sân trường trước giờ học sinh vào lớp tại Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk).

Theo ông Y Khoa Niê Kđăm, Phó hiệu trưởng nhà trường, cơn gió đêm qua đã làm cây phượng bật gốc, ngã đổ. "Rất may thời điểm cây phượng ngã chưa có học sinh đến lớp nên không có thiệt hại về người" – ông Y Khoa Niê Kđăm cho biết thêm.

Không chỉ xảy ra vụ cây phượng bật gốc đổ tại trường học, mới đây, một cây phượng vĩ lâu năm tại Q.9 (TP.HCM) bất ngờ bật gốc, đổ ngã và đè lên 1 chiếc xe tải, khiến nhiều người đi đường hoảng hốt.

Cây phượng vĩ lâu năm trên đường 297 (P.Phước Long A, Q.9, TP.HCM) bất ngờ bật gốc, ngã ra đường đè trúng xe tải, làm hư hỏng kính chiếu hậu bên phải xe này. Tại hiện trường, phần rễ cây phượng vĩ mục gần hết, trên thân cây phát hiện nhiều sâu đục thân. Rất may không gây thiệt hại về người.

Gốc cây phượng mục ruỗng rất dễ đổ gãy. Ảnh: TL

Gốc cây phượng mục ruỗng rất dễ đổ gãy. Ảnh: TL

Đã đến lúc 'khai tử'

Trước những nguy cơ có thể xảy đến với học sinh, nhất là sau vụ cây phượng bật gốc đè chết 1 học sinh ở trường THCS Bạch Đằng, một số trường tại TP. HCM đề xuất chặt cây lâu năm để bảo đảm an toàn trường học.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch TP. HCM cho biết đã chỉ đạo ngành chức năng rà soát kỹ cây xanh, không chặt bừa bãi. Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Xây dựng để kiểm tra, rà soát cây xanh toàn thành phố, trước hết làm ở quận 1, quận 3 và cần có ý kiến chuyên gia, người có chuyên môn khảo sát.

Cho ý kiến về vấn đề này, ở góc độ chuyên môn, GS.TS Lê Đình Khả - Nguyên Viện trưởng Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, trồng cây xanh tỏa bóng mát cho thành phố là cần thiết. Tuy nhiên cần phải trồng những loại cây tán rộng, kích thước không quá cao.

"Hiện nay, trên nhiều tuyến phố hoặc một số trường học có những cây xanh đã mục gốc, bật rễ nguy cơ ngã đổ rất cao. Chính vì vậy cần phải cắt tỉa, hoặc cắt bỏ những loại cây này để đảm bảo an toàn. Việc tiến hành rà soát, đánh giá cần phải thực hiện liên tục để kịp thời loại bỏ những cây tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ cao", ông Khả nói.

Theo TS Nguyễn Nguyên Cương - Giám đốc Trung tâm Giáo dục, Truyền thông và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, sự việc cây đổ làm một học sinh tử vong ở TP. HCM là chuyện rất đáng buồn và xót xa.

Theo ông, cây xanh cực kỳ quan trọng đối với các thành phố lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Hiện nay, tỷ lệ cây xanh tại nước ta chỉ đạt 7 – 8 %, rất thấp so với nhiều nước khác.

Việc các thành phố lớn trồng cây xanh, cây cổ thụ là bắt buộc, tuy nhiên trồng và chăm sóc như thế nào để vừa đẹp, vừa an toàn là câu chuyện không dễ dàng. Quan trọng nhất là phải quy hoạch lại cây xanh trong thành phố một cách bài bản.

Đồng quan điểm này, GS-TS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường (ĐH Công nghiệp TP.HCM) nhấn mạnh, riêng với cây phượng, việc trồng ở thành phố là không phù hợp và cần 'khai tử' trong trường học, nhất là tại các đô thị lớn.

Cây phượng phù hợp với sân trường ở nông thôn hơn, nơi có nền đất tự nhiên cho bộ rễ phát triển, không bị bê tông hóa trên mặt rễ cây. Còn các trường ở đô thị, việc đổ bê tông kiên cố sát tận vào gốc đối với cây phượngy sẽ làm cho rễ cây dưới đất không hô hấp được dẫn đến bị chết mục cây và có thể tự đổ bất cứ khi nào.

Minh Châu

Tin khác

Nam Định: Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nam Định: Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đời sống
Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo

Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo

(CLO) Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 3.422 hộ nghèo tương ứng 8.762 người, chiếm tỷ lệ 0,92% dân số; có 2.500 người trong độ tuổi nhưng không có khả năng lao động. Địa phương đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo.

Đời sống
Lào Cai: Tìm thân nhân 2 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở Sa Pa

Lào Cai: Tìm thân nhân 2 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở Sa Pa

(CLO) UBND phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa có thông báo công khai thông tin tìm thân nhân 2 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn.

Đời sống
Dự báo thời tiết 8/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết 8/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 8/5/2024, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn được dự báo sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Đời sống
'Vua' quạt bị xử phạt 40 triệu đồng vì kinh doanh hàng lậu

"Vua" quạt bị xử phạt 40 triệu đồng vì kinh doanh hàng lậu

(CLO) Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh vừa có quyết định xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với ông T.Đ.T, địa chỉ tại xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong. Ông T. là chủ nhân kênh tik tok "vua" quạt.

Đời sống