Không mở cửa du lịch, các địa phương đang "cãi lệnh" Chính phủ?

Thứ hai, 24/01/2022 18:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân, Ban IV, Văn phòng Chính phủ cho rằng, các địa phương không mở cửa thị trường du lịch là đi ngược lại chính sách của Chính phủ đó là thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả. 

Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, ngành du lịch chịu tổn thất nghiêm trọng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 giảm 76,7% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 95,9% so với năm 2020.

Sự suy yếu của ngành du lịch còn  tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực liên quan trong chuỗi giá trị như: vận tải, ăn uống, khách sạn, lữ hành, bán lẻ, thương mại…nhất là tại các điểm du lịch và hầu hết các địa phương trọng điểm du lịch của cả nước.

Ngành du lịch phải chơi theo luật thế giới

Tại Hội thảo "Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế", diễn ra vào chiều 24/1, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho biết: : Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn và đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

khong mo cua du lich cac dia phuong dang cai lenh chinh phu hinh 1

Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.

Trước đại dịch COVID-19, ngành du lịch đã có những đóng góp và sự phát triển chung theo hướng bền vững. Tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch chiếm 10% trong tổng số GDP của cả nước và là ngành kinh tế được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

Tuy nhiên, trong đà phát triển đó, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, không chỉ Việt Nam và tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị thiệt hại, tổn thất. Du lịch được xác định là ngành kinh tế bị tổn thất nặng nề. 

“Nhiều cơ quan truyền thông gọi là "đóng băng, xuống đáy” và du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế bị tác động tiêu cực”, ông Hùng nói.

Trước những tác động của dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 155 vào  tháng 12/2021 nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch quốc tế trong bối cảnh cả nước đang thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và từng bước mở cửa nền kinh tế.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch vẫn đang dè chừng trong việc mở cửa lại du lịch, nhất là du lịch quốc tế.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân, Ban IV cho rằng: Suốt thời gian qua các cơ quan chức năng đã dành nhiều thời gian tổ chức các cuộc gặp, Hội thảo để tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực kinh tế trong đó có du lịch. 

“Thật là vô lý khi chúng ta không mở cửa du lịch quốc tế hoàn toàn. Bởi, mở hay không mở thì tình hình dịch cũng như vậy. Bản chất của chống dịch là tiêm vắc xin, mở cửa du lịch cũng không giảm tỷ lệ tiêm vắc xin”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, các địa phương không mở là đi ngược lại chính sách của Chính phủ đó là thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả. 

“Không mở thì thế nào, ai cấp công ăn việc làm cho 2,5 triệu lao động của ngành Du lịch. Kinh tế đất nước mình là mở mà du lịch đóng lại là làm sao. Ở trong nước, nhiều doanh nghiệp đã hết sức chịu đựng, cả lực lượng vật chất kỹ thuật như khách sạn, máy bay, bao tiền đầu tư giờ không có khách. Vô lý nếu không mở bây giờ là chúng ta mất cơ hội ngàn năm”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, Việt Nam cần chơi theo luật thế giới: Việt Nam không kém gì các nước, mình đã đồng ý hộ chiếu vắc xin, mình cũng không thể đứng ngoài cuộc. 

“Khi du khách đến Việt Nam, những gì người Việt được làm thì khách du lịch cũng phải cho họ làm như vậy. Mình cũng đã tiêm đủ vắc xin phòng Covid -19, du khách cũng vậy. Trước chúng ta mở visa cho nhiều nước, sao giờ không mở thêm. Chúng ta hãy làm việc đơn giản và cẩn trọng vì quyền lợi của người dân và đất nước”, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Giải pháp nào cho du lịch tăng trưởng

Theo đánh giá của giới chuyên gia, Việt Nam có rất nhiều thế mạnh du lịch nên quá trình hồi phục của ngành du lịch chắc chắn sẽ tới, song khi nào hồi phục còn tùy vào quá trình đối phó với dịch bệnh của các địa phương.

khong mo cua du lich cac dia phuong dang cai lenh chinh phu hinh 2

Toàn cảnh hội thảo.

Ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch nêu 3 vấn đề để phục hồi du lịch. Thứ nhất cũng là vấn đề khó nhất đó là quy định về đi lại. Có tỉnh yêu cầu xét nghiệm có tỉnh không, rồi yêu cầu cách ly hay không cách ly… Đây là hạn chế lớn nhất cho du lịch.

Thứ hai là hiện nay có nhiều điều kiện hạn chế khiến cho doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch khó khăn. Theo đó, các doanh nghiệp muốn tham gia đón khách quốc tế phải được sự đồng ý từ địa phương và một số cơ quan ban ngành. 

“Chính vì vậy, chúng ta nên tham mưu để bãi bỏ những quy định không phù hợp. Chúng ta cần xây dựng, đề xuất những cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sớm nhất”, ông Kiên nói.

Thứ ba, có thể thấy, do quy định về phòng dịch hiện hành khách rất ngại vào Việt Nam. Tại sao chúng ta không bỏ các quy định đó đi để tạo điều kiện cho khách du lịch có thể đến Việt Nam. 

“Tôi cũng không hiểu, khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thì chúng ta yêu cầu cần bảo hiểm để làm gì. Tại sao chúng ta không mở rộng miễn thị thực cho các thị trường trọng điểm. Tôi ủng hộ mạnh mẽ việc mở càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cần có thời gian để việc mở cửa được an toàn và cần tạo mọi điều kiện để đưa du khách đến Việt Nam. Tinh thần là sớm hơn so với dự kiến là 30/4/2022”, ông Kiên thẳng thắn chia sẻ quan điểm.

Trong khi đó, ông Đinh Việt Sơn- Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cho rằng: Cục Hàng không, Bộ Giao thông vận tải, ủng hộ việc mở cửa lại du lịch quốc tế. 

Từ tháng 10/2021, Bộ đã nghiên cứu mở lại các chuyến bay quốc tế. Tháng 12, Phó Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất. Hiện nay, chúng ta đã mở lại đường bay tại 10 thị trường. Hiện nay còn Trung Quốc chưa đồng ý. Những thị trường Đông Bắc Á đã mở 14 chuyến/tuần. Hiện Việt Nam đang đàm phán, thương thảo với một số quốc gia châu Âu như Nga, Đức. 

“Kế hoạch mở cửa khách du lịch quốc tế của chúng ta là 30/4, khớp với kế hoạch mở lại của ngành hàng không. Chúng tôi đã xin ý kiến của Chính phủ cho phép căn cứ vào nhu cầu của từng thị trường để được chủ động mở cửa các đường bay quốc tế”, ông Sơn chia sẻ thêm.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô