Khủng hoảng năng lượng “bào mòn” châu Âu gần 800 tỷ euro

Thứ tư, 15/02/2023 13:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chính phủ châu Âu đến nay đã chi gần 800 tỷ euro (854 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp chi trả hóa đơn năng lượng tăng vọt, tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels tiết lộ.

Theo các nhà nghiên cứu, các nước Liên minh châu Âu (EU) hiện đã phân bổ 681 tỷ euro chi tiêu cho cuộc khủng hoảng năng lượng; Anh đã phân bổ 103 tỷ euro, trong khi đó, Na Uy đã phân bổ 8,1 tỷ euro kể từ tháng 9/2021.

Vì thế, các quốc gia châu Âu đã chi tổng cộng 792 tỷ euro để giải quyết bài toán năng lượng, tăng so với mức 706 tỷ euro trong báo cáo đánh giá gần đây nhất của Bruegel công bố vào tháng 11/2022.

khung hoang nang luong bao mon chau au gan 800 ty euro hinh 1

Ảnh minh hoạ: Oilprice.

Trên cơ sở tổng chi tiêu của từng quốc gia, Đức đứng đầu bảng, nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu đã phân bổ gần 270 tỷ euro để bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá năng lượng cao.

Nếu tính bình quân đầu người, Luxembourg, Đan Mạch và Đức là những nước chi tiêu nhiều nhất để ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng vọt.

Trở lại vào tháng 9/2022, Chính phủ Đức đã thông báo sẽ bỏ các kế hoạch trước đó về việc đánh thuế khí đốt đối với người tiêu dùng và thay vào đó đưa ra mức trần giá khí đốt để hạn chế hóa đơn năng lượng tăng vọt, với việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz đặt ra 200 tỷ euro (194 tỷ USD) để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng trước tác động của giá năng lượng tăng cao.

Theo kế hoạch mới, Berlin đã đưa ra một biện pháp giảm giá khẩn cấp đối với giá khí đốt và điện, đồng thời loại bỏ một khoản thuế khí đốt đã được lên kế hoạch trước đó đối với người tiêu dùng để tránh tăng giá thêm.

Thuế khí đốt, dự kiến có hiệu lực vào tháng 9/2023 và duy trì cho đến tháng 4 năm 2024, nhằm giúp các công ty tiện ích trang trải chi phí thay thế nguồn cung của Nga.

Nhà nhập khẩu khí đốt Uniper của Đức cho biết nước này không loại trừ việc thực hiện phân phối khí đốt vào một thời điểm nào đó sau quyết định của Nga về việc ngừng vô thời hạn dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.

Tuy nhiên, các quốc gia EU khác không hài lòng về khoản chi lớn của Đức và các cường quốc kinh tế châu Âu khác,một số thủ đô của EU lập luận rằng việc khuyến khích viện trợ nhà nước nhiều hơn sẽ làm xáo trộn thị trường nội bộ của khối.

Khánh Vy (Theo Oilpirce)

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

(CLO) Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 11-19/5/2024 của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hải quan hai nước.

Thị trường - Doanh nghiệp