Khủng hoảng Ukraine đẩy Sri Lanka đến mức gần vỡ nợ

Thứ ba, 01/03/2022 14:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại dịch Covid khiến hoạt động du lịch bị ngưng trệ tại nhiều nước phương Tây. Việc này khiến Nga và Ukraine ngày càng trở thành nguồn ngoại tệ quan trọng đối với Sri Lanka. Do đó, xung đột giữa hai nước này có nguy cơ cắt nguồn cung đó khi các khoản thanh toán trái phiếu chính đến hạn.

Lạm phát tăng nhanh nhất châu Á

Dữ liệu chính thức cho thấy gần 1/4 lượng khách du lịch đến Sri Lanka trong năm nay đến từ Nga và Ukraine – tăng 30% nếu tính cả Ba Lan và Belarus. Nga, nước nhập khẩu chè nhiều thứ 3 của Sri Lanka trong 2 năm qua, đã vươn lên vị trí thứ 2 trong tháng 1 vừa qua.

khung hoang ukraine day sri lanka den muc gan vo no hinh 1

Ngư dân chuẩn bị lưới trên một bãi biển ở Galle, Sri Lanka. (Nguồn: Buddhismka Weerasinghe / Bloomberg).

Mặc dù chưa có bảng phân tích chi tiết về chi tiêu, nhưng du lịch và chè đã thu về cho Sri Lanka hơn 260 triệu USD ngoại tệ trong năm nay. Mỗi đồng đô-la đều quan trọng vì dự trữ ngoại hối tổng thể của quốc gia này đã giảm 25% xuống còn 2,36 tỷ USD vào tháng 1.

Sri Lanka có vẻ sẽ phải đối mặt với yêu cầu tài trợ 5,7 tỷ USD vào năm 2022, bao gồm cả số tiền cần thiết để bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai, theo ước tính từ Bloomberg Economics.

Phần lớn kho tiền dự trữ bao gồm viện trợ song phương như dòng tiền hoán đổi từ Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi Sri Lanka đang tìm cách thúc đẩy dòng tiền không nợ.

Đảo quốc này đang có mức lạm phát tăng nhanh nhất châu Á và các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng nếu Sri Lanka không tái cơ cấu nợ nước ngoài hoặc phá giá đồng rupee hiện đang được cố định với đồng đô-la, Sri Lanka có thể bỏ lỡ các khoản trả nợ chẳng hạn như trái phiếu đáo hạn vào tháng 7 sắp tới.

“Cán cân thanh toán là vấn đề chính, nguồn tiền dự trữ đang cạn kiệt, đồng nội tệ không được phép điều chỉnh và nếu họ tránh tăng giá nhiên liệu thì tổn thất tại các doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng lên. Hiện tại, việc đảm bảo một số nguồn vốn nước ngoài thậm chí còn được yêu cầu cấp bách hơn, nhưng với nguy cơ vỡ nợ sắp xảy ra, nói dễ hơn là làm”, ông Kenneth Akintewe, người đứng đầu nợ chính phủ châu Á cho biết.

Lãi suất trái phiếu 5,875% đáo hạn vào tháng 7 đã giảm một xu xuống 74 xu/USD vào hôm 28/2, mức thấp nhất trong hơn một tháng qua. Lãi suất trái phiếu đáo hạn năm 2030 là 7,55% giảm 3 xu trong tuần qua xuống mức thấp kỷ lục 46 xu/USD.

Cuộc gây hấn làm tăng khả năng vỡ nợ

Các nhà hoạch định chính sách của Sri Lanka đã nhắc lại rằng họ đang tìm cách tái cấp vốn thay vì cơ cấu lại đồng nội tệ.

“Chúng tôi hy vọng xung đột sẽ không leo thang,” Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka Ajith Nivard Cabraal cho biết qua điện thoại hôm 28/2 và nói thêm rằng chính quyền đang đánh giá tình hình nhưng không cho biết chi tiết.

“Việc Nga gây hấn Ukraine đã làm tăng khả năng Sri Lanka có thể vỡ nợ bằng đồng nội tệ của mình. Điều này làm tăng sự cấp thiết đối với Sri Lanka trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế ”, ông Ankur Shukla, nhà kinh tế Ấn Độ cho biết.

Căng thẳng Ukraine đã "ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Sri Lanka" và giá dầu địa phương có thể cần phải tăng kịp thời, phát ngôn viên Nội các Ramesh Pathirana cho biết vào tuần trước.

Ông Dinesh Fernando, Giám đốc điều hành Ceylon Tea Brokers Plc tại Colombo cho biết, người mua tại Nga đã cảnh báo về “khả năng chi trả” do đồng rúp mất giá mạnh. Một số người mua tại Ukraine cũng đã yêu cầu các nhà xuất khẩu giữ các lô hàng cho đến khi có thông báo mới, ông nói.

Ông Fernando cho biết thêm, tác động lên giá cả sẽ được nhìn thấy trong các cuộc đấu giá vào cuối tuần này.

Thực tế, đồng rúp thấp hơn 29% so với đồng đô-la trong giao dịch nước ngoài vào ngày 28/2 sau khi Tổng thống Vladimir Putin đặt các lực lượng hạt nhân của quốc gia trong tình trạng báo động cao hơn khi Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu công bố kế hoạch trừng phạt ngân hàng trung ương của Moscow và cắt một số ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế SWIFT.

M. Shanthikumar, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Sri Lanka cho biết: “Sau đại dịch, Trung Âu là nguồn khách lớn, đặc biệt là từ Ukraine và Nga. Rõ ràng điều đó sẽ không xảy ra bây giờ vì xung đột giữa 2 nước này”, ông nói và cho biết thêm rằng đã có những chuyến bay bị hủy từ 2 nước này.

Lạm phát tại Sri Lanka đã tăng lên 15,1% vào tháng 2, Chính phủ nước này báo cáo hôm 28/2, nhanh hơn mức ước tính 14,6% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg. Áp lực về giá đang được đặt ra do mất mùa cùng với các hạn chế nhập khẩu để bảo tồn đồng đô-la và giá hàng hóa quan trọng trên toàn cầu tăng cao.

Sơn Tùng (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm