Khủng hoảng Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực trong thế giới Ả Rập mong manh

Thứ ba, 29/03/2022 20:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến cho các cánh đồng lúa mì ở nước này không thể thu hoạch, còn nguồn cung thực phẩm từ Nga bị gián đoạn, thì các nước Ả rập đang phải đối mặt với giá cả leo thang.

Cô Layal Aswad đã kiệt sức vì sự sụp đổ kinh tế nghiêm trọng kéo dài hai năm của Lebanon. Giờ đây, khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến giá thực phẩm và năng lượng tăng cao hơn nữa, cô không biết phải làm sao để nuôi gia đình 4 người của mình.

khung hoang ukraine de doa nguon cung luong thuc trong the gioi a rap mong manh hinh 1

Người dân Li-băng xếp hàng chờ mua bánh mỳ. Ảnh: AP

Bài liên quan

Bà nội trợ 48 tuổi cho biết: “Ngay cả bánh mì cũng không còn là thứ mà chúng tôi có thể mua mà không cần suy nghĩ nữa”. Cô cũng cho biết giá dầu ăn tại nước này đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.

Từ Lebanon, Iraq, Syria đến Sudan và Yemen, hàng triệu người ở Trung Đông có cuộc sống vốn đã bị ảnh hưởng bởi xung đột, di cư và nghèo đói hiện đang tự hỏi bữa ăn tiếp theo của họ sẽ đến từ đâu.

Ukraine và Nga chiếm một phần ba tổng lượng xuất khẩu lúa mì và lúa mạch toàn cầu, thứ mà các quốc gia ở Trung Đông đang dựa vào để nuôi sống hàng triệu người bằng bánh mì được trợ cấp. Ukraine và Nga cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu của các loại ngũ cốc khác và dầu hướng dương.

Ngay cả trước cuộc chiến ở Ukraine, người dân ở các quốc gia trên khắp Trung Đông và Bắc Phi đã không có đủ lương thực để ăn. Hiện nay với sự gián đoạn thương mại do xung đột, nhiều mặt hàng hiện không còn sẵn và giá cả cũng tăng đột biến.

Bà Lama Fakih, Giám đốc tại Trung Đông và Bắc Phi tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Nói một cách đơn giản, mọi người không thể mua thực phẩm với chất lượng hoặc số lượng mà họ cần, và những người ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột và khủng hoảng đang phải đối diện với những nguy cơ thiếu lương thực ở mức cao nhất".

Bà Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho biết một loạt các tình huống tương tự trong quá khứ đã dẫn đến các cuộc nổi dậy vào cuối năm 2010, được gọi là Mùa xuân Ả Rập, khi giá bánh mì tăng chóng mặt.

Ở Iraq và Sudan, nhiều cuộc biểu tình đã bùng nổ trong vài tuần qua khi người dân thất vọng về giá lương thực tăng và sự thiếu hụt các dịch vụ công.

“Người dân có quyền có lương thực và các chính phủ nên làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo vệ quyền đó. Nếu không, chúng ta không chỉ có nguy cơ mất an ninh lương thực mà còn cả sự mất an toàn và bất ổn xã hội”, bà Fakih nói.

Cuộc xung đột cũng làm dấy lên lo ngại rằng phần lớn viện trợ quốc tế mà rất nhiều người ở thế giới Ả Rập phụ thuộc sẽ được chuyển hướng sang Ukraine, nơi hơn 3,7 triệu người đã chạy trốn khỏi đất nước.

"Đối với hàng triệu người Palestine, Lebanon, Yemen, Syria, kinh tế đang suy thoái thảm khốc và nhu cầu nhân đạo ngày càng tăng. Việc chuyển hướng viện trợ sẽ mang lại một hậu quả khủng khiếp", một phân tích của công ty Carnegie Middle cho hay.

Ở Syria, 14,6 triệu người sẽ phụ thuộc vào viện trợ trong năm nay, tăng 9% so với năm 2021 và 32% so với năm 2020, bà Joyce Msuya, trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề nhân đạo và phó điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, cho hay.

Ở Yemen, tình hình còn đặc biệt khó khăn hơn sau 7 năm chiến tranh. Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc và các nhóm viện trợ quốc tế ước tính rằng hơn 160.000 người ở Yemen có khả năng phải trải qua nạn đói vào năm 2022. Con số này có thể còn tăng cao hơn nữa do xung đột ở Ukraine. 

Ở Lebanon, nơi đang rơi vào khủng hoảng kinh tế trong hai năm qua, sự hoảng loạn đã xảy ra trong một cộng đồng dân cư đang suy kiệt vì thiếu điện, thuốc men và xăng dầu.

Các hầm chứa ngũ cốc chính của đất nước đã bị phá hủy bởi một vụ nổ lớn tại một cảng Beirut vào năm 2020. Giờ đây, khi đất nước chỉ còn dự trữ đủ duy trì cho sáu tuần, nhiều người bắt đầu lo lắng cho tương lai của họ.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h