Khuyến khích các trường đại học lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh

Thứ ba, 12/03/2024 18:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, nếu học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số không có điều kiện về các cơ sở giáo dục đại học để tham gia các kỳ thi riêng thì cơ hội sẽ ra sao, có công bằng hay không?

Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, mới đây, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã có một số trao đổi, chỉ đạo.

Theo đó, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác khảo thí nói chung và công tác ra đề thi tốt nghiệp THPT luôn là việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, áp lực, đòi hỏi có nhân lực, vật lực, phối hợp từ chuyên môn đến đảm bảo an ninh cho đề thi.

khuyen khich cac truong dai hoc lay ket qua thi tot nghiep thpt de tuyen sinh hinh 1

Hiện nay, nhiều trường đại học tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng gây phiền hà, tốn kém cho thí sinh và phụ huynh (ảnh Quang Hùng).

Nhắc lại ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thời gian qua đáng tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn là một trong những căn cứ xét tuyển đại học, Thứ trưởng cho rằng, kết quả đó không chỉ ở công tác ra đề, mà còn ở công tác coi thi, chấm thi nghiêm túc, công bằng.

“Việc xây dựng đề thi, tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cần hướng tới học thật, thi thật, không gây quá tải, không gây áp lực, đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả”, Thứ trưởng nói.

Để công tác khảo thí, ra đề thi thời gian tới tốt hơn nữa, Thứ trưởng đề nghị Cục Quản lý chất lượng tổng hợp, tiếp thu ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, thầy cô trao đổi tại Hội thảo để tham mưu cho lãnh đạo Bộ tiếp tục bổ sung cho phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi nếu thấy hợp lý, khoa học.

Cục Quản lý chất lượng cũng cần sớm xây dựng kế hoạch, tiếp tục triển khai tập huấn xây dựng ngân hàng đề thi và ra đề thi cho cán bộ cốt cán của các Sở GD&ĐT.

Xây dựng kế hoạch chi tiết về đề thi minh hoạ và sớm công bố để làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục phổ thông dạy và học, kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ; các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu để công bố sớm phương án tuyển sinh.

Đối với Vụ Giáo dục Trung học và Vụ Giáo dục Thường xuyên, Thứ trưởng đề nghị sớm tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành hướng dẫn các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường phổ thông về nội dung kiểm tra, đánh giá theo định dạng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Đồng thời, tổ chức kiểm tra thực tế và định hướng chuyên môn cho các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục.

Đối với các Sở GD&ĐT, Thứ trưởng lưu ý, trên cơ sở phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi đã được Bộ GD&ĐT ban hành, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn cần chủ động tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên;

Chủ động ra đề kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; chủ động trong công tác truyền thông tại cơ sở để tạo sự thấu hiểu từ giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong quá trình làm, nếu có khó khăn các Sở GD&ĐT thông tin kịp thời về các đơn vị của Bộ GD&ĐT.

Từ góc độ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng đánh giá: Phương thức tuyển sinh đại học được thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học, tuy nhiên thực tiễn hiện nay, cần thống nhất tăng cường công tác quản lý nhà nước về các phương án tuyển sinh của giáo dục đại học, trong đó khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Theo Thứ trưởng, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã từng bước tăng cường sự tin cậy của kết quả thi tốt nghiệp THPT và tới đây đề thi có độ phân hoá cao hơn, theo hướng hạn chế tối đa học tủ, học lệch học mẹo, hướng tới học thật, thi thật, kết quả thật.

Do đó, việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp là một trong những phương thức cho tuyển sinh đại học sẽ giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội, cho chính các trường đại học và đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

“Nếu học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số không có điều kiện về các cơ sở giáo dục đại học để tham gia các kỳ thi riêng thì cơ hội sẽ ra sao, có công bằng hay không?”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Luật Nhà giáo cần phát triển, tôn vinh, bảo vệ nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Luật Nhà giáo cần phát triển, tôn vinh, bảo vệ nhà giáo

(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị luật Nhà giáo cần thể chế hóa chủ trương “lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp” một cách bền vững.

Giáo dục
Quảng Ninh: Trên 34.000 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Quảng Ninh: Trên 34.000 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Thông tin do lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh trình bày tại Hội nghị Thông tin Báo chí thường kỳ, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức vào chiều ngày 7/5.

Giáo dục
Hơn 13.000 học sinh TP HCM dự kiến không thi vào lớp 10

Hơn 13.000 học sinh TP HCM dự kiến không thi vào lớp 10

(CLO) Dự kiến có khoảng 102.349 học sinh lớp 9 tại TP HCM đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025. Có khoảng 13.410 học sinh không tham dự kỳ thi tuyển sinh.

Giáo dục
Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) luôn là một dấu mốc quan trọng trong hành trình học tập của mỗi học sinh Việt Nam. Kỳ thi này không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt 12 năm học phổ thông mà còn là “cánh cửa” mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển tiếp theo.

Giáo dục
Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

(CLO) Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024.

Giáo dục