Kiềm chế lạm phát: Những thách thức không hề nhỏ

Thứ sáu, 01/06/2018 09:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) CPI tháng 5 tăng 0,55% so với tháng trước, mức cao nhất kể từ năm 2012. Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng, CPI tăng cao trong quý I/2018 chỉ là diễn biến mang tính thời vụ. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu tiềm ẩn của lạm phát tăng cao.

Kiểm soát lạm phát là yếu tố quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2017, kinh tế Việt Nam đạt thắng lợi kép: kiểm soát được lạm phát và tăng trưởng kinh tế vượt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra.

 Năm 2018, mục tiêu kiểm soát lạm phát đã được Quốc hội thông qua ở mức khoảng 4%. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước luôn biến động. 

Mặt bằng giá cả thị trường trong 5 tháng đầu năm biến động theo hướng tăng tương đối cao trong hai tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo. 

CPI tháng 5 tăng 0,55% so với tháng trước, mức cao nhất kể từ năm 2012. Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng, CPI tăng cao trong quý I/2018 chỉ là diễn biến mang tính thời vụ. 

Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu tiềm ẩn của lạm phát tăng cao. Các nguyên nhân tăng CPI trong tháng 4 và tháng 5/2018 về cơ bản hầu như không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ mà chủ yếu là xuất phát từ yếu tố thị trường như giá một số nhiên liệu nhất là giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao hơn dự báo trên thị trường thế giới dẫn đến việc phải điều chỉnh tăng giá trong nước, giá lương thực tăng do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng. 

Giá thịt lợn có xu hướng hồi phục do tổng lượng đàn giảm, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa kịp tái đàn, hiện giá thịt lợn hơi đang ở mức gấp đôi giá cùng kỳ năm trước; giá gas tăng theo diễn biến giá thế giới. 

Trong khi đó, ở chiều ngược lại các yếu tố giúp kiềm chế tốc độ tăng CPI về cơ bản không có nhiều thay đổi so với dự báo đầu năm. Dù mục tiêu kiểm soát lạm phát thực hiện trong năm 2017 đã thành công - ở mức 3,53%, song việc kiểm soát lạm phát năm 2018 vẫn đang hiện hữu nhiều thách thức. Kế hoạch tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 6,5 đến 6,7%.

 Theo đó, 6,5% là mức tăng trưởng tối ưu, không gây áp lực lên lạm phát, nếu tăng trưởng hơn 6,7% là mức có thể đạt được khi các biện pháp kích cầu được áp dụng, nhưng sẽ gây áp lực lạm phát cầu kéo cho năm 2018. 

Bên cạnh đó, nếu các chính sách cải thiện cùng phát huy tác dụng thì dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt mức cao hơn. 

Tuy vậy, không thể phủ nhận thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát xuất phát chủ yếu từ yếu tố thị trường... 

Báo Công luận
 CPI tháng 5 tăng 0,55% so với tháng trước, mức cao nhất kể từ năm 2012. Nguồn: Internet

Đó là áp lực tăng giá một số nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tác động vào giá trong nước qua kênh nhập khẩu trong đó đáng chú ý là biến động phức tạp của giá xăng dầu trong thời gian gần đây.

 Cộng với những hậu quả của thiên tai, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, khó lường. Giữ lạm phát ở mức 4% cũng là một thách thức không nhỏ, khi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2017, như đẩy nhanh đầu tư, nới tăng trưởng tín dụng có thể tác động trễ tới diễn biến CPI trong năm 2018. 

Tác động trễ của yếu tố tiền tệ đến lạm phát từ năm 2017 sang năm 2018 không lớn do hệ số thâm dụng tín dụng trong năm 2017 ước đạt 2,04 lần, giảm so với mức 2,81 lần của năm 2016, nhưng cung tiền sẽ tác động đến lạm phát, nếu không chú ý kiểm soát chất lượng tăng trưởng tín dụng năm 2018. 

Lạm phát năm 2018 sẽ chịu áp lực chủ yếu từ việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ công và giá thực phẩm. Trong trung và dài hạn, lạm phát tổng thể sẽ xoay quanh mức lạm phát cơ bản. Với lạm phát cơ bản trong 12 tháng qua chỉ ở mức 1,37%, cách khá xa so với mức 4%, các chuyên gia tin rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát là khả thi.

 Lạm phát cơ bản trong tháng 5 chỉ ở mức 0,11%, thấp hơn rất nhiều mức tăng CPI chung là 0,55%. Điều này cho thấy, tổng cầu chưa có gì đột biến và việc CPI tăng mạnh trong tháng 5 có tác động của một số yếu tố mang tính nhất thời. 

Chẳng hạn, giá dầu tăng trong 3 tuần đầu tháng 5 đã khiến lạm phát tổng thể cao hơn, nhưng trong mấy ngày qua, giá dầu lại đang giảm mạnh. Và yếu tố này sẽ có tác động kìm hãm đà tăng của CPI trong tháng 6 tới. 

Với kinh nghiệm điều tiết giá năm 2017, để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng năm 2018,cần chú trọng trong công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá chi tiết cho từng mặt hàng Nhà nước quản lý với bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp bảo đảm không tác động đột biến tới mặt bằng giá chung. 

Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu ngay từ đầu năm, làm tốt công tác chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống), trong mọi tình huống, ở mọi vùng miền, mọi thời điểm trong năm. 

Tiếp tục chú trọng thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với công tác quản lý nhà nước về giá, bám sát tình hình thực tiễn và phối hợp tốt với các Bộ, ngành, địa phương trong điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, chủ động phối hợp với các đơn vị như Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch đầu tư trong công tác dự báo, xây dựng kịch bản chỉ số giá hàng tháng, quý, năm và trong dài hạn để kịp thời báo cáo Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá các biện pháp điều hành phù hợp. 

Các chính sách hiện nay là đủ để kiểm soát lạm phát dưới mức 4%. Còn nếu cẩn thận hơn, Chính phủ có thể tăng sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng trở lại.  Các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cùng nhau chủ động điều hành giá cả thị trường và thực hiện các biện pháp kiểm soát lạm phát khá hiệu quả. 

Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm trong việc kiểm soát đc CPI bình quân dưới mức 4% như Quốc hội đã giao để đảm bảo cân đối kinh tế và hỗ trợ cho tăng trưởng, không để xảy ra lạm phát kỳ vọng./.

P.N

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp