Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

Thứ tư, 24/04/2024 11:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Mới đây (ngày 23/4/2024), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 333/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch khoáng sản), xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.

Cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch.

kiem soat chat che hoat dong tham do khai thac khoang san hinh 1

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản. Ảnh minh họa

Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là việc giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thực hiện các công trình, dự án cấp bách, quan trọng thuộc nhóm ưu tiên như: Công trình an ninh quốc phòng, công trình hạ tầng, giao thông.... đặc biệt là các dự án đầu tư công, dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ để đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản: Giải pháp về pháp luật, chính sách; giải pháp tài chính, đầu tư; giải pháp khoa học, công nghệ, môi trường; giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực...

Trong đó, Kế hoạch tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về khoáng sản khắc phục các tồn tại, hạn chế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp.

Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc hoàn thiện để ban hành hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật nâng cao công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản và khoáng sản đi kèm nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác và phục vụ các lĩnh vực kinh tế... 

Tại Quy hoạch khoáng sản đặt ra 3 mục tiêu cụ thể gồm: (1) Mục tiêu thăm dò; (2) Mục tiêu đối với công tác khai thác và tuyển quặng; (3) Mục tiêu đối với công tác chế biến.

Mục tiêu thăm dò các loại/nhóm khoáng sản trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 29 loại khoáng sản: Bô-xít; Titan; Chì - Kẽm; Sắt; Crômit; Mangan; Thiếc; Wonfram; Antimon; Đồng; NiKen; Molipden; Vàng; Đất hiếm; Apatit; Đá hoa trắng; Magnezit; Serpentin; Barit; Grafit; Fluorit; Bentonit; Diatomit; Talc; Mica; Quarzit; Thạch anh; Vecmiculit; Nước khoáng, nước nóng. Giai đoạn 2031 - 2050: sau khi có kết quả điều tra đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt sẽ xem xét thăm dò các mỏ mới được phát hiện.

Mục tiêu đối với công tác khai thác và tuyển quặng nhằm duy trì các Giấy phép khai thác đã được cấp đúng quy định pháp luật đảm bảo tính ổn định cho các dự án chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đã đầu tư xây dựng. Đầu tư mới các dự án khi dự án chứng minh được Hộ tiêu thụ cụ thể (đơn vị, tổ chức sử dụng), đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Theo đó sẽ khai thác 30 loại khoáng sản trong quy hoạch.

Mục tiêu đối với công tác chế biến chú trọng vào 27 loại khoáng sản/sản phẩm; tập trung nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản như: bô-xít, titan, đất hiếm, niken, crômit,... Đối với Alimin (Bô-xít) đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu; nhà máy chế biến gắn với khu vực mỏ; Xỉ titan có các dự án mới chỉ đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất pigment; Crômit (Ferrocrom) Ferrocrom cacbon cao, hàm lượng Cr trung bình >54% Cr; Mangan (ferromangan, silicomangan) đáp ứng tiêu chuẩn trong nước;…

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm hỏi, tặng quà 2 gia đình thương binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tin tức
Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

(CLO) Về phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng thời điểm này là sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để triển khai các bước tiếp theo.

Tin tức
Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, chủ trương chung của Trung ương là tinh giản biên chế, vì thế trong tổng biên chế được giao, các địa phương phải linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao công tác phòng, chống cháy rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, năm 2024 thời tiết rất khắc nghiệt, đòi hỏi cần có sự chủ động của các đơn vị chủ rừng nhằm thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng tốt hơn.

Tin tức
Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" thu hút hàng ngàn người dân Thanh Hóa tham dự.

Tin tức