(CLO) Dự kiến, tại Phiên họp thứ 13 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng hàng nghìn ha đất
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất của Quốc hội khóa XV, dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 44/2022/QH15.
Dự án đi qua 12 tỉnh, thành phố, với nhu cầu sử dụng đất sơ bộ được xác định là 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên khoảng 1.532 ha, đất rừng phòng hộ khoảng 110 ha, đất rừng sản xuất khoảng 1.436 ha. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất tổng hợp từ các địa phương và sau khi thẩm định có chênh lệch so với sơ bộ diện tích chiếm dụng được quy định tại Nghị quyết 44/2022/QH15. Cụ thể, diện tích đất lâm nghiệp tăng thêm 317,94 ha; đất trồng lúa từ hai vụ trở lên tăng thêm 5,23 ha so với quy định tại Nghị quyết 44 của Quốc hội.
Để có cơ sở quyết định dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của Dự án. Cụ thể, diện tích rừng đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng là 1.054,63 ha, bao gồm 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng và 802,91 ha rừng sản xuất.
Diện tích đất lâm nghiệp là 1.863,984 ha, gồm đất rừng phòng hộ 138,10 ha; đất rừng đặc dụng 4,61 ha và đất rừng sản xuất 1.721,23 ha. Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên là 1.721.96 ha.
Làm rõ nguyên nhân của việc tăng diện tích
Trong khi đó, mới đây, vào chiều 4/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban đã họp Phiên toàn thể lần thứ 8, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Tại phiên họp, các đại biểu đề nghị, Chính phủ, các Bộ ngành giải trình rõ nguyên nhân của việc tăng diện tích chuyển đổi đất trồng lúa nước hai vụ trở lên, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất so với diện tích đã báo cáo và được Quốc hội quyết nghị tại Nghị quyết 44/2022/QH15.
Cùng với đó, cần đánh giá thêm về sự phù hợp của hướng tuyến Dự án này được xác định trong bước nghiên cứu khả thi so với các loại quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, quy hoạch đất lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022.
Nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh, cần đặc biệt quan tâm đến việc chủ đầu tư và các bên liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý với diện tích đất lúa hai vụ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai nhằm đảm bảo an ninh lương thực; những giải pháp để hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước hai vụ trở lên nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng quốc gia, chống biến đổi khí hậu, gắn với phát triển bền vững, giải pháp tạo sinh kế, đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi thu hồi đất…
Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 11 - 12/7/2022.
(CLO) Không gian bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) trưng bày tái hiện lại không gian Hà Nội xưa giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1946 - 1954) đang nhận được sự đón nhận của đông đảo người dân, du khách.
(CLO) Hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024, sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo với chủ đề Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Năm 2024, tỉnh Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 7.259.712 triệu đồng. Thực hiện nhiệm vụ, tỉnh đã xây dựng kế hoạch và giao cho các ngành, địa phương phấn đấu thực hiện đạt 8.094.962 triệu đồng, bằng 111,5% kế hoạch giao.
(CLO) Theo China Press, Tàn Tuyết đứng đầu danh sách dự đoán của Nicer Odds, nhà cái nổi tiếng nước Anh. Bà là ứng viên hàng đầu của Trung Quốc cho Nobel Văn học 2024, sẽ được trao vào ngày 10/10 tới.
(CLO) Sáng 7/10, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an Thành phố Thái Bình đã phối hợp với trường THPT Nguyễn Đức Cảnh tổ chức chương trình tuyên truyền về an toàn giao thông (ATGT).
(CLO) Sau khi báo NB&CL có 2 bài phản ánh về dự án Trung tâm văn hóa, thể thao xã Hát Môn - liên danh do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Hồng Hà là liên danh chính trúng gói thầu xây dựng và dự án Nâng cấp đường giao thông trục chính xã Hát Môn - liên danh do Công ty CP Vninvest – Đầu tư và xây dựng đô thị là liên danh chính trúng gói thầu xây dựng có dấu hiệu thi công ẩu, không đúng như hồ sơ yêu cầu, Ban QLDA đầu tư xây dựng Phúc Thọ, Hà Nội vẫn chưa có phản hồi. PV tiếp tục phát hiện ra những dấu hiệu thi công gian dối, vừa làm đã hỏng tại công trình khác.
(CLO) Điện Thái Hòa, ngôi điện đẹp và có vị trí quan trọng nhất Kinh thành Huế đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai. Dự kiến, tháng 11/2024 di tích này sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại, sớm hơn kế hoạch 12 tháng.
(CLO) Sau 2 tuần xưng vương phòng vé, phim kinh dị nội địa "Cám" bị "Joker: Folie à Deux" soán ngôi. Dù đứng đầu phòng vé, song bom tấn Joker 2 cũng không tạo hiệu ứng quá bùng nổ.
(CLO) 26/74 nhà máy, dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3. Hiện công tác khắc phục đang được gấp rút triển khai.
(CLO) Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, các tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội được tăng cường làm nhiệm vụ tại những địa bàn trọng điểm.
(CLO) Sẽ tạm đóng một đoạn đường với chiều dài khoảng 700 mét trên quốc lộ 51, đoạn qua thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để sửa chữa, thời gian dự tính là 4 ngày.
(CLO) Về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Chính phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước ngày 18/10/2024; Chậm nhất ngày 20/10/2024 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.
(CLO) Hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024, sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo với chủ đề Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Chính phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước ngày 18/10/2024; Chậm nhất ngày 20/10/2024 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.
(CLO) Trên cơ sở kết quả quý III, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đến ngày 31/12/2025 hoàn thành bằng được mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (bao gồm cả 3 chương trình: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân; trong đó ưu tiên xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước).
(CLO) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Ba chữ “Thủ đô ta” được Người nhiều lần dùng khi nói về Hà Nội để biểu lộ những tình cảm thân thương, trìu mến nhất. Kể từ khi giữ cương vị Chủ tịch nước, Người đã có 73 bài viết riêng về Hà Nội, về nhân dân Hà Nội. Mỗi bài viết đều gửi gắm trong đó là tình cảm, sự quan tâm, niềm mong mỏi của Bác đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
(CLO) “Hôm nay Hà Nội là rừng cờ hoa. Càng tiến sâu vào trong lòng Hà Nội, càng khó nén nổi xúc động, mắt nhòa lệ vì niềm vui gặp mặt, niềm vui về lại Thủ đô"- đó là những dòng viết đầy xúc cảm của Trung tướng Vương Thừa Vũ, người trên cương vị Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, đã có một vinh dự hiếm có "ngày về trong chiến thắng", đưa đoàn quân vào tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954 và cũng là một trong rất ít người đã đặt để những dấu son đáng nhớ lên hành trình phát triển của Hà Nội.
(CLO) Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” thực sự là Ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô, cùng tham gia tái hiện những mốc son lịch sử của Thủ đô qua các thời kỳ; giới thiệu, trình diễn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội và các làng nghề tiêu biểu của Thủ đô...
(CLO) Thủ tướng dự Lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình," sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cả hệ thống chính trị, đồng bào, đồng chí, cộng đồng doanh nghiệp cả nước tiếp tục chung tay, chung sức, đồng lòng thực hiện chủ trương lớn của Đảng là không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.