Kiên quyết không cho vay lại các dự án không đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Thứ sáu, 03/08/2018 07:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là khẳng định của đại diện Bộ Tài chính tại Hội nghị Phổ biến Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, một số đơn vị sử dụng vốn vay ODA và các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh vào sáng 2/8, tại TP Đà Lạt.

Theo ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính, quản lý nợ chính quyền địa phương đã được đưa vào trong Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các Nghị định hướng dẫn. Trong bối cảnh hiện nay, các khoản nợ của địa phương nói riêng, các khoản nợ công nói chung có điều kiện vay sát với thị trường, nhiều khoản vay có lãi suất thả nổi. Do vậy, việc giảm thiểu rủi ro bằng công cụ kiểm soát đang là vấn đề đặt ra đối với các địa phương.

Báo Công luận
 Hội nghị Phổ biến Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn tổ chức tại TP Đà Lạt sáng 2/8. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Tài chính

"Trách nhiệm của địa phương là phải kiểm soát rủi ro ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư công, về bội chi ngân sách, hạn mức nợ; vấn đề đánh giá tác động khoản vay, đánh giá thành tố ưu đãi, tức là phải nghiên cứu các khoản vay đó trước khi đặt vấn đề vay, phải đánh giá hiệu quả dự án; đã được đặt ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị: kiên quyết không đi vay nợ cho các dự án không rõ ràng về hiệu quả sử dụng vốn; đảm bảo khả thi các dự án", ông Long nói.

Theo Luật Quản lý nợ công mới, bội chi ngân sách địa phương có nhiều nguồn, trong đó có nguồn ODA, mà đối với mỗi dự án ODA khi bắt đầu triển khai thì phải được bắt đầu từ 3 đến 5 năm trước mới đi đến giai đoạn ký kết. Tức là khi thực hiện đã phải chuẩn bị để đi đàm phán vay nợ, khi đó có thể rơi vào kế hoạch trung hạn ở giai đoạn sau, có thể rơi vào kế hoạch của năm đó.

Do đó, các địa phương làm sao phải khớp nối được vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản với vấn đề ngân sách và khớp nối được với Trung ương về vấn đề đàm phán đi vay nợ. Các địa phương cần phải có kế hoạch triển khai, phối hợp với Bộ Tài chính, đặc biệt liên quan tới đánh giá thành tố ưu đãi, cũng như đánh giá tác động của nợ công đối với các khoản vay, mà khi xây dựng kế hoạch các địa phương cần phải tính đến.

Làm rõ hơn về vấn đề này, ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại cho biết: Nguyên tắc cơ bản trong Luật Quản lý nợ công lần này là không chuyển tài khoản vay lại thành cấp phát ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thông điệp khi địa phương vay lại phải chủ động tính toán, đảm bảo tính hiệu quả của dự án, gắn trách nhiệm giải trình của các địa phương đối với các khoản vay lại.

Ông Võ Hữu Hiển cũng lưu ý: Các khoản vay mới khi có nhu cầu, địa phương phải gửi Bộ Tài chính kế hoạch chi tiết về tỷ lệ xin cấp phát vốn, tỷ lệ vay lại, nguồn trả nợ và lộ trình giải ngân hàng năm. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đánh giá tác động lên nợ công, mức bội chi của địa phương, quản lý rủi ro và các quy định về phí dự phòng rủi ro... rồi mới trình Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư và tiến hành đàm phán ký kết các khoản vay.

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Gia Lai Nguyễn Dũng nêu vấn đề: Các địa phương đang rất quan tâm tới các điều kiện cho vay lại, nhưng chưa có thông tin, hướng dẫn thủ tục đầy đủ để xây dựng danh mục dự án đầu tư công trung hạn trình HĐND tỉnh phê duyệt để đưa kế hoạch ngân sách trong trung hạn.

Về vấn đề này, ông Trương Hùng Long cho biết, bên cạnh việc tổ chức các Hội nghị phổ biến, tập huấn; hướng dẫn, giải thích theo nhiều phương thức khác nhau cho các địa phương, Bộ Tài chính sẵn sàng đối thoại trực tiếp với các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo ông Long, việc triển khai thực tế sẽ có nhiều vướng mắc, có nhiều tình huống phát sinh, động chạm tới nhiều vấn đề về ngân sách, đầu tư công; do đó với những dự án cụ thể sẽ phải có các hướng dẫn, tháo gỡ cụ thể.

PV

Tin khác

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm