Kinh tế khó khăn, nên cắt giảm hay tăng ngân sách cho quảng cáo?

Chủ nhật, 25/06/2023 09:47 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nền kinh tế đang trong giai đoạn vô cùng khó khăn. Để tiết kiệm, rất nhiều doanh nghiệp chọn cách cắt giảm ngân sách quảng cáo. Nhưng thực tế đã chứng minh, càng “thắt lưng buộc bụng” ở khâu marketing, doanh nghiệp càng đi lùi. Ngược lại, nhiều đơn vị đã “hái” được trái ngọt nhờ thúc đẩy chi tiêu cho quảng cáo.

Bài liên quan

Tại phiên khai mạc sáng 22/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo Quốc hội thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023.

Một trong những kết luận của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận chính là: “Như vậy, số liệu tăng trưởng chung của quý I cho thấy nền kinh tế thực sự đang rất khó khăn”.

Tuy nhiên, không phải đến lúc này, những khó khăn của nền kinh tế mới được nhắc tới mà từ trước đó rất lâu, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020, nền kinh tế đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Để đối phó với khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Trong danh mục các lĩnh vực cần phải cắt giảm chi tiêu, quảng cáo được “ưu tiên” hàng đầu.

Nhưng thực tế đã chứng minh, càng “thắt lưng buộc bụng” ở khâu marketing, doanh nghiệp càng đi lùi. Ngược lại, nhiều đơn vị đã “hái” được trái ngọt nhờ thúc đẩy chi tiêu cho quảng cáo. Những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu, vốn hóa thị trường lớn nhất đã minh chứng cho sự thật này.

kinh te kho khan nen cat giam hay tang ngan sach cho quang cao hinh 1

Những đại diện của ngành bất động sản “vượt bão” thành công đều có chung đặc điểm chung là mạnh tay chi cho quảng cáo. Ảnh: Hoàng Tú

Tăng quảng cáo, tăng lợi nhuận

Bia rượu là một trong những ngành gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những đơn vị nhờ chính sách tiếp thị đúng đắn đã vươn lên về giá trị thương hiệu.

Với ông lớn ngành bia rượu – Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ngân sách dành cho chi phí quảng cáo và khyến mại năm 2022 lên tới 3.068 tỷ đồng, tăng 876 tỷ đồng, tương đương 40% so với năm 2021.

Dành ngân sách lớn cho marketing nên doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 bất chấp thị trường bia rượu vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19 và Nghị định 100.

Cụ thể, năm 2022, Sabeco ghi nhận doanh thu tăng 8.658 tỷ đồng, tương đương 32,63% lên 35.236 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 1.571 tỷ đồng, tương đương 40% so với năm 2021 lên 5.500 tỷ đồng.

Chi phí quảng cáo và khuyến mãi lên đến 3.068 tỷ đồng, tăng 876 tỷ đồng, tương đương 40% so với năm 2021; chiếm 67,7% tổng chi phí bán hàng trong năm của Sabeco. Con số này cho thấy tầm quan trọng của quảng cáo tại ông lớn ngành bia rượu.

Bất động sản cũng là một trong những ngành lao đao trong những năm gần đây. Nhiều đơn vị rơi vào tình trạng kiệt quệ, cắt giảm tới 50% nhân sự. Tuy nhiên, vẫn có những ông lớn “vượt bão” thành công. Và những đại diện này có đặc điểm chung là mạnh tay chi cho quảng cáo.

Doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam (Công ty Cổ phần Vinhomes) cũng đã chứng minh thực tế “Quảng cáo nhiều, lợi nhuận cao”.

Quý 1/2023, Vinhomes đã chi 932 tỷ đồng cho Chi phí tư vấn, bảo lãnh và hoa hồng môi giới bất động sản và quảng cáo tiếp thị, tăng 677 tỷ đồng, tương đương 265% so với năm 2021.

Nhờ đó, “anh cả” ngành bất động sản đã có một năm bùng nổ với doanh thu tăng 20.376 tỷ đồng, tương đương 228% lên 29.299 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 11.923 tỷ đồng, tăng 7.198 tỷ đồng, tương đương 152% so với năm trước đó.

kinh te kho khan nen cat giam hay tang ngan sach cho quang cao hinh 2

Để đối phó với khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp cắt giảm ngân sách quảng cáo. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh “Quảng cáo càng nhiều, lợi nhuận càng cao” và ngược lại. Ảnh minh họa

Giảm quảng cáo, giảm lợi nhuận

2022 là năm mà doanh nghiệp phải trải qua muôn vàn khó khăn. Để vượt qua khó khăn, một số đơn vị mạnh tay cắt giảm ngân sách hoạt động. Quảng cáo, marketing thường nằm ở vị trí đầu tiên trong danh mục cắt giảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, càng “thắt lưng buộc bụng” ở mảng truyền thông, doanh nghiệp càng đi lùi.

Ông lớn ngành tiêu dùng (Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan) là ví dụ điển hình nhất. Năm 2022, chi phí quảng cáo và khuyến mãi của đơn vị này chỉ là 2.940 tỷ đồng, giảm 369 tỷ đồng, tương đương 11,2% so với năm 2021. Kết quả là, doanh thu giảm từ 89.792 tỷ đồng xuống chỉ còn 76.381 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 4.754 tỷ đồng, giảm 5.347 tỷ đồng, tương đương 52,9%.

Tương tự, tại ông lớn ngành sữa (Vinamilk), năm 2022, chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường chỉ còn 1.198 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 1.233 tỷ đồng so với năm 2021.

Kết quả của việc giảm quảng cáo là doanh thu và lợi nhuận cùng nhau đi lùi. Doanh thu năm 2022 của ông lớn ngành sữa chỉ đạt 60.075 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 61.012 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8.578 tỷ đồng, giảm 2.055 tỷ đồng, tương đương 19,3% so với năm 2021.

Bước sang quý 1/2023, “đại gia ngành sữa” tiếp tục chứng kiến “Quảng cáo giảm, lợi nhuận giảm”. Trong kỳ, công ty chỉ dành 142 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường, giảm so với 192 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Kết quả là trong quý 1/2023, công ty chứng khoán doanh thu đi ngang ở mức 13.954 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế giảm từ 2.283 tỷ đồng xuống chỉ còn 1.906 tỷ đồng.

Đại diện lớn nhất của những ngành nổi bật nhất đã chứng minh “Quảng cáo tăng, lợi nhuận tăng”, “Quảng cáo giảm, lợi nhuận giảm”. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa báo chí - doanh nghiệp ngày càng trở nên gắn bó mật thiết với nhau.

Bích Vân

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp