Báo cáo mới nhất được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cho thấy, GDP Việt Nam được dự báo tăng 1,6% vào năm 2020 và 6,7% trong năm 2021. Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong nhóm ASEAN-5, bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam, duy trì tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh những rủi ro liên quan đến xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn thì diễn biến khó lường do dịch Covid-19 là mối lo hàng đầu. Tuy nhiên bên cạnh những thách thức, vẫn có không ít cơ hội và tiềm năng mà Việt Nam có thể nắm bắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đó là các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), cơ hội từ việc thu hút dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển; cơ hội từ việc chuyển đổi số, thương mại điện tử, hay sự hình thành các ngành nghề, mô hình kinh doanh mới…

Nếu tận dụng triệt để các cơ hội này và khắc phục được những khó khăn nội tại của nền kinh tế thì khả năng đạt được mức tăng trưởng cao vào năm 2021 cũng như giai đoạn 2021-2025 là hoàn toàn có cơ sở. Hơn nữa, do mức tăng trưởng của năm 2020 dự kiến đạt thấp, nên đây cũng là căn cứ để xây dựng mục tiêu tăng trưởng năm 2021 cao hơn ở mức bình thường”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2021 khoảng 6% là nhằm tạo “động lực” để vừa quyết tâm phấn đấu cao, vừa tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2021-2025) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây cũng là năm kinh tế Việt Nam phải vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 để tận dụng những cơ hội mới được tạo ra từ chính đại dịch này.

Trong quý IV/2020 và năm 2021, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” là vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 đạt khoảng 2,5% và 2021 đạt khoảng 6,5-7%, kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Về giải pháp cụ thể, một mặt cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa. Cùng với đó, cần tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công (trên cơ sở đảm bảo chất lượng), coi đây như là một giải pháp bù đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2021 và cũng là động lực tăng trưởng dài hạn.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh để vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cụ thể một số ngành, lĩnh vực chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhằm ổn định kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và giữ được việc làm, tạo tiền đề cho tăng trưởng các năm sau đó.

Ngoài ra, cần phát huy thế mạnh của các trụ cột, đầu tàu tăng trưởng, có tính lan tỏa cao, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM… Trong quá trình này, cần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ và giao dịch điện tử, thanh toán điện tử để vừa giúp tăng năng suất lao động, vừa theo kịp xu thế hiện nay cũng như giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp.

Vì thế, tăng trưởng ở mức 7% hay thậm chí cao hơn không chỉ là kỳ vọng mà dường như cũng là một mục tiêu “bắt buộc” trong năm tới mặc dù phía trước, tính bất định của dịch Covid-19 còn rất cao. Đây cũng là năm mà kinh tế Việt Nam đã có nhiều bài học quý nên chắc chắn phải vượt qua những tác động tiếp theo của đại dịch một cách chủ động, để không chỉ “hóa giải” được các thách thức mà còn tận dụng những cơ hội mới, ông Lực nhận định.

Nhìn ở mặt tích cực, hệ thống tài chính vẫn giữ được sức chống đỡ trong năm 2021, trái ngược với những đợt khủng hoảng trước đây trong quá khứ, khi ngành tài chính chính là nguyên nhân khiến nền kinh tế rung chuyển.

Sức mạnh của hệ thống tài chính đến từ các chính sách nới lỏng định lượng, trong khi doanh nghiệp và giới đầu tư vẫn có niềm tin vào thị trường, thể hiện qua việc chỉ số chứng khoán tại nhiều thị trường đang hồi phục. Một điểm sáng khác phải kể đến sức cầu nguyên liệu sản xuất công nghiệp chế tạo, cụ thể là kim loại, hồi phục một phần.

Tuy vậy chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn những gì sẽ diễn ra năm sau. Vẫn tồn tại rủi ro quá trình hồi phục, sẽ có đáy kéo dài trong quý III-IV/2020 sang quý I-II/2021.

Nhìn vào trung hạn, tức trong giai đoạn năm 2021-2023 sắp tới, thương mại và đầu tư quốc tế sẽ tăng trưởng chậm, nguyên nhân nằm ở việc nhiều doanh nghiệp thay vì đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài thì sẽ quay trở về nước sở tại.

Do đó, nếu chỉ nhìn vào các chỉ số của doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam năm nay sẽ không thể tăng trưởng. Có thể thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhưng Việt Nam cũng sẽ chịu thâm hụt nặng cán cân dịch vụ năm nay vì du lịch chịu thiệt hại lớn do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong khi đó, rất khó để kỳ vọng FDI lạc quan trong năm 2021 khi các chuyên gia vẫn chưa thể di chuyển xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, mức hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ không có tác động đáng kể về mặt vật chất để tháo gỡ khó khăn cho người và hộ kinh doanh. Gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng của Việt Nam vẫn chỉ mới giải ngân được 11.267 tỷ đồng tới tay khoảng 11 triệu người và 6.196 hộ kinh doanh.

Trong khi vốn đầu tư công của Việt Nam trong năm 2020 dự kiến sẽ đạt 471.000 tỷ đồng. Nhưng 7 tháng đầu năm, Chính phủ chỉ mới giải ngân 41% con số này. Do đó, đầu tư công vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính của năm 2021.

Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng khi đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng cao trong năm 2021 vẫn là thách thức, tùy thuộc khá nhiều kết quả kiểm soát dịch bệnh. Ngay cả khi thế giới sản xuất được vaccine, kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, thì nền kinh tế vẫn chưa thể phục hồi nhanh chóng.

Nền kinh tế đã trải qua một quá trình chịu tác động xấu rất nặng nề, nên phải mất 1-2 năm bước vào giai đoạn phục hồi sau cú sốc.

Ngoài ra, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn chưa thể phục hồi khiến nhu cầu suy giảm. Điều đó cũng gây ra những thách thức không nhỏ cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, nhất là khi độ mở lớn ở mức 200% GDP.

Về giải pháp cho năm 2021 cần phải nhanh chóng khôi phục các trụ cột của nền kinh tế, với “cỗ xe tam mã” gồm xuất khẩu, đầu tư công và tiêu dùng trong nước.

Về xuất khẩu, cần tiếp tục khơi thông bằng cách tận dụng những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình như EVFTA, CPTPP.

Về đầu tư công, cần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ giải ngân. Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho kênh tư nhân có thể tham gia các dự án đầu tư công, tạo sự lan tỏa, giúp khôi phục tăng trưởng.

Về kích cầu tiêu dùng nội địa, vẫn phải là một trong những ưu tiên hàng đầu. Bởi, sau dịch bệnh thói quen tiêu dùng đã dần thay đổi. Người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, hạn chế chi tiêu. Do đó, cần phải có biện pháp kích cầu, làm sao để người dân mua sắm nhiều hơn, khi đó sẽ kích thích sản xuất, làm tăng trưởng kinh tế phục hồi.

Về lâu dài, cần phải tận dụng Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, bắt nhịp công nghệ mới của thế giới. Đây là cơ hội vàng cho Việt Nam. Nếu Việt Nam tận dụng được chuyển đổi số nhanh sẽ có thể vươn lên trở thành một nước thu nhập cao trong tương lai.

Về nhiệm vụ năm 2021, trong bối cảnh thế giới và trong nước vẫn chưa ổn định về dịch bệnh, Chính phủ nên kiên trì mục tiêu “kép” vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch. Để thuận lợi trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ có thể đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng, gồm có kịch bản xấu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước trên thế giới đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ hai thì Việt Nam không được chủ quan, lơ là trong mục tiêu kiểm soát dịch bệnh. Bởi nếu để dịch bệnh bùng phát thì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng không thể thực hiện được.

Nếu có vaccine điều trị có hiệu quả, dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế phục hồi. Nếu điều này xảy ra, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt trên 6% là khả thi.

Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục bùng phát, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt cao nhất 4-5%. Để kiểm soát dịch bệnh tốt, cần đầu tư nhiều hơn cho y tế cơ sở, y tế công cộng và y tế dự phòng, đặc biệt là các trung tâm kiểm soát dịch bệnh.

Về thực hiện kế hoạch 5 năm (2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động, ảnh hưởng lớn, ngoài dự báo của đại dịch Covid-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm không đạt mục tiêu đề ra. Nhưng, nếu tách riêng năm 2020, thì giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm…

Tuy nhiên, với những chỉ số này cộng thêm việc Việt Nam tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… là minh chứng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy sự ổn định cũng như tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế có thể hy vọng khi đại dịch qua đi, tình trạng bình thường mới ngày càng được nhiều quốc gia áp dụng là cơ sở vững chắc cho khả năng tăng trưởng cao, phát triển toàn diện của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được 'phong độ'

Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được "phong độ"

(CLO) Lãi suất thấp, pháp lý được tháo gỡ và nhiều yếu tố khác đã và đang giúp thị trường bất động sản hồi phục.

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.