Kinh tế Việt Nam năm 2023: "Sáng" hay không, quyết định ở hành động!

Thứ tư, 14/12/2022 13:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng theo các chuyên gia kinh tế sự tăng trưởng này vẫn chưa trọn vẹn. Về triển vọng năm 2023, theo chuyên gia Phan Đức Hiếu, kinh tế có "sáng" hay không, quyết định là phải ở hành động.

Sự tăng trưởng nhưng chưa trọn vẹn

Sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, năm 2022, kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng rất mạnh. Hầu hết các chỉ số kinh tế đều tăng, thế nhưng, sư tăng trưởng này chưa thực sự trọn vẹn, vì vẫn còn những “mảng tối”.

Trong Hội thảo Động lực phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023, được tổ chức vào sáng 14/12, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Có 3 lý do chính hỗ trợ kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2022.

kinh te viet nam nam 2023 sang hay khong quyet dinh o hanh dong hinh 1

PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Đó là Việt Nam kịp thời chuyển trạng thái chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế trở lại bình thường; kiên trì dùng nhiều chính sách, giải pháp phục hồi kinh tế và ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Cuối cùng, các chỉ số tăng trưởng trên được đặt trong tương quan với mức nền khá thấp của năm trước.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chưa trọn vẹn. Bởi, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có dấu hiệu đang chậm lại. Thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của FED…

Đặc biệt, vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện nay, chính là tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên xuất hiện trở lại.

“Công tác dự báo còn nhiều hạn chế, phản ứng chính sách của bộ, ngành trong một số trường hợp còn chậm, công tác quản lý Nhà nước chưa theo kịp yêu cầu đề ra, chưa phối hợp chặt chẽ; chủ yếu nhằm giải quyết khi vấn đề thực tế đã phát sinh. Một bộ phận cán bộ thực thi còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm trong triển khai công vụ”, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng nói.

kinh te viet nam nam 2023 sang hay khong quyet dinh o hanh dong hinh 2

Toàn cảnh Hội thảo.

Đồng tình với nhận định này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá: Sự tăng trưởng của năm 2022 là rất đáng ghi nhận, trong bối cảnh thế giới đang có nhiều phức tạp. 

“Việt Nam đã thực hiện thành công một phần cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên thời gian tới cũng đặt ra nhiều thách thức ở nội tại và bên ngoài; doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu khắc phục được một số nhược điểm trong nội tại nền kinh tế, như đầu tư công còn chậm, thị trường vốn chưa phát triển toàn diện,... chắc chắn kinh tế Việt Nam sẽ còn bứt phá mạnh mẽ hơn nữa”, ông Hiếu nói.

Chờ đợi sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2023

Trước những thực tế nêu trên, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng cho rằng, Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu tổng quát năm 2023 là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. 

Để thực hiện những mục tiêu nêu trên, trước mắt, Quốc hội, Chính phủ cần xem xét một số nhược điểm của nội tại nền kinh tế. Từ đó, tháo gỡ các vướng mắc để kinh tế bứt phá.

PGS.TS Hồ Sỹ Hùng phân tích: Xét về tổng thể, có thể thấy điểm nghẽn lớn nhất của chúng ta hiện nay là nhiều cơ chế quản lý, chính sách pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nên ảnh hưởng đến nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh, chẳng hạn như các dự án liên quan đến bất động sản thì còn vướng mắc nhiều ở Luật Đất đai, hay đầu tư công vẫn còn vướng ở quy trình, thủ tục… 

“Do đó, giải quyết nút thắt thể chế cũng là yếu tố quan trọng mà nếu tháo gỡ được sẽ tạo đà thúc đẩy tăng trưởng”, ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, một số bất cập trên thị trường đất đai, tài chính, bất động sản, lao động, y tế đã được nhận diện và đang được tiếp cận tháo gỡ… Với những lợi thế này, cơ hội để “vượt điểm nghẽn” trong năm tới là rất lớn. 

“Năm 2023, cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng còn tiếp tục nên tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm có thể vẫn diễn ra, đòi hỏi giải pháp mềm dẻo, linh hoạt, đảm bảo cơ chế bảo vệ những người dám nghĩ dám làm”, ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Phan Đức Hiếu cũng có cùng nhận định.  Ông Hiếu cho rằng, năm 2023 là năm phải thực thi các hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời và đầy đủ các giải pháp đã đề ra.

kinh te viet nam nam 2023 sang hay khong quyet dinh o hanh dong hinh 3

Ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Đối với các nhóm giải pháp đã được đặt ra, cần bám sát những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc. Một trong những vấn đề đó là cơ chế, thể chế. Cần tập trung giải quyết các vấn đề căn cơ như vấn đề đầu tư công.

Giải quyết các vấn đề phát sinh mới, vướng mắc tránh những giải pháp đột ngột, không dự báo trước được khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc thích ứng, chuyển hướng.

Đồng thời chúng ta cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và theo tôi cần quan tâm đặc biệt là sự minh bạch và công bằng, hướng tới chất lượng cao hơn không chỉ đơn thuần là giải quyết các thủ tục hành chính.

“Sự tham gia này không chỉ của mỗi Nhà nước mà có trách nhiệm của tất cả các chủ thể. Bản thân doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm, đây là cơ hội, là thời cơ để bứt phá”. ông Hiếu nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô