Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ sáu, 08/09/2023 21:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết, các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Tính đến ngày 30/6/2023, cả nước có 73,65% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Chiều 8/9, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát “Việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” làm việc với Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, sau hơn 1 năm triển khai giám sát, đến nay, về cơ bản, Đoàn đã hoàn thành công việc bước đầu.

kip thoi xu ly kho khan vuong mac khi thuc hien cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 1

Toàn cảnh cuộc làm việc.

Đánh giá cao quá trình triển khai Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, đây là quá trình Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các Chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức nhiều cuộc kiểm tra giám sát, giao ban, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc từ kiến nghị của các địa phương; tập trung xử lý kịp thời nhiều văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với thực tiễn...

Trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết, các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Tính đến ngày 30/6/2023, cả nước có 73,65% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2022 giảm 1,17%, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 3,4% đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội giao. Tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan còn chậm. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương còn hạn chế, chưa thực sự phát huy chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động của cơ chế một Ban Chỉ đạo chung 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc thành lập tổ chức, bộ máy giúp việc chưa có sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành. Việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương, ở một số nơi còn chưa sát thực tế làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện lồng ghép được...

Cơ bản thống nhất với dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, các đại biểu nhấn mạnh, việc Quốc hội tổ chức giám sát ngay khi các Chương trình mục tiêu quốc gia đang trong quá trình triển khai thực hiện đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Do đó, nhiều nội dung khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Tỉnh Thái Bình mong muốn hợp tác các lĩnh vực kinh tế - xã hội với quận Hongcheon (Hàn Quốc)

Tỉnh Thái Bình mong muốn hợp tác các lĩnh vực kinh tế - xã hội với quận Hongcheon (Hàn Quốc)

(CLO) Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của chính quyền quận Hongcheon (tỉnh Gangwon, Hàn Quốc) trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là chương trình lao động thời vụ.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: 'Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân"

(CLO) Phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó, ông nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khoá XV

Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khoá XV

(CLO) Liên quan đến công tác nhân sự tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều 20/5/2024, với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV.

Tin tức
Kiên quyết xử lý nghiêm minh việc lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, làm “nhiễu” thông tin

Kiên quyết xử lý nghiêm minh việc lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, làm “nhiễu” thông tin

(CLO) Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, làm “nhiễu” thông tin, nhất là các thông tin “xấu, độc”, “bôi nhọ” làm giảm sút uy tín của tổ chức và cá nhân lãnh đạo, ảnh hưởng đến sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Tin tức
Hệ lụy từ đầu cơ đất đai: Nguồn lực xã hội bị “chôn” vào đất

Hệ lụy từ đầu cơ đất đai: Nguồn lực xã hội bị “chôn” vào đất

(CLO) Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, tình trạng đầu cơ đất đai dẫn đến một số hệ lụy, trong đó, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị “chôn” vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Tin tức