Kit test COVID-19 nhập lậu tràn lan trên mạng: Đầu nậu tiết lộ “bí kíp” kinh doanh an toàn

Thứ sáu, 04/03/2022 13:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một đầu nậu kinh doanh các sản phẩm kit test nhập lậu tại Hà Nội đã chia sẻ “bí kíp” vượt mặt cơ quan chức năng.

Hàng chục nghìn kit test nhanh nhập lậu bị thu giữ

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm các hành vi vi phạm kinh doanh thuốc điều trị COVID-19 và các sản phẩm kit test nhanh COVID-19, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

kit test covid 19 nhap lau tran lan tren mang dau nau tiet lo bi kip kinh doanh an toan hinh 1

Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Cụ thể, vào chiều 1/3, Đội 5, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) đã kiểm tra Nguyễn Văn Hiếu (SN 2001) đang vận chuyển 900 bộ kit test nhanh COVID-19 do nước ngoài sản xuất trên địa bàn phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng.

Tại thời điểm kiểm tra, Nguyễn Văn Hiếu không xuất trình được hoá đơn, chứng từ hợp pháp. Vì vậy, Đội QLTT số 5 đã tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm và có quyết địch xử phạt hành chính số tiền 16 triệu đồng. Được biết, lô hàng có giá trị khoảng 27 triệu đồng.

Để qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng kinh doanh các sản phẩm thuốc điều trị, kit test nhanh COVID-19 thường lựa chọn kinh doanh online, tư vấn bán hàng thông qua các ứng dụng liên lạc như Facebook, Zalo hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử.

Dù vậy, lực lượng Quản lý thị trường vẫn “tóm gọn” được rất nhiều trường hợp kinh doanh online trái phép các sản phẩm kit test nhanh COVID-19.

Đơn cử, vào tối 1/3, Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện bà Hà Thu Hương, chủ xe ô tô mang biển kiểm soát 29A.071.52 đang vận chuyển gần 2.000 bộ test COVID-19 không rõ nguồn gốc.

Được biết, bà Hương kinh doanh kit test không rõ nguồn gốc trên sàn thương mại điện tử và đang trên đường vận chuyển cho khách tại đường Võ Chí Công thì bị phát hiện. 

Hiện tại, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hà Thu Hường và thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Mới đây nhất, vào chiều 3/3, Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục phát hiện ô tô biển kiểm soát 29D.042.70, do ông Nguyễn Ngọc Sơn điều khiển khi đang thực hiện việc giao hàng 3.000 kit test không rõ nguồn gốc.

Tương tự như trường hợp trên, ông Sơn kinh doanh kit test nhanh không rõ nguồn gốc trên mạng. Nhưng khi giao hàng tại địa chỉ số 166 Tam Trinh, quận Hoàng Mai thì bị lực lượng chức năng phát hiện. Ước tính giá trị lô hàng là 180 triệu đồng.

Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng với số tiền 90 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hoá vi phạm trên.

Không chỉ Hà Nội, các địa phương đang có số ca dương tính với COVID-19 cao, như  Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh,... cũng đang đối mặt với tình trạng kinh doanh các sản phẩm kit test nhanh nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương này cũng đã thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm vi phạm.

Vì sao nhiều người kinh doanh kit test nhập lậu bất chấp?

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà thuốc tại Hà Nội cho biết: Hiện nay, các sản phẩm kit test nhanh do Hàn Quốc, hoặc một số nước châu Âu sản xuất gần như cháy hàng “chính hãng”. Ngay cả những sản phẩm kit test do Trung Quốc sản xuất cũng có số lượng rất hạn chế.

kit test covid 19 nhap lau tran lan tren mang dau nau tiet lo bi kip kinh doanh an toan hinh 2

Nhiều sản phẩm nhập lậu bị thu giữ.

“Hầu hết, các công ty nhập khẩu kit test nhanh chính hãng đều thông báo hết hàng từ giữa tháng 2. Chúng tôi buộc phải nhập hàng từ bên thứ 3, mới có hàng “chính hãng” để bán. Có thể hiểu, bên thứ ba giống như đại lý. Như vậy, do phải qua khâu trung gian, nên giá của một số loại kit test do Trung Quốc sản xuất đã tăng từ 58.000 đồng/bộ lên 68.500 đồng/bộ. Còn hàng nhập Hàn thì cháy hàng”, vị này nói.

Chính vì sự khan hàng cục bộ trên thị trường đã dẫn tới hiện tượng người người, nhà nhà trở thành “dược sĩ” online, “dược sĩ” thời vụ, chỉ kinh doanh các sản phẩm kit test nhanh COVID-19 nhập lậu.

Được biết, giá bán của các sản phẩm kit test nhanh trôi nổi trên thị trường có rất nhiều mức giá, tối thiểu là 58.000 đồng/bộ. Có một số sản phẩm kit test được quảng cáo là cao cấp, nhập từ Pháp hay Tây Ban Nha có giá từ 150.000 - 220.000 đồng/bộ.

Liên lạc với một “đầu nậu” tại Hà Nội, người này cho biết: Nhu cầu mua kit test COVID-19 đang tăng theo cấp số nhân. Hà Nội càng nhiều ca dương tính, nhu cầu lại càng tăng.

Đầu nậu này cho biết: Hiện nay, các sản phẩm kit test nhanh COVID-19 “chính hãng” có giá cao, rẻ nhất là 120.000 đồng/bộ. Trong khi các sản phẩm rẻ tiền hơn thì “cháy hàng”. Vì vậy, người dân phải tìm mua trên mạng, với ưu tiên là giá rẻ trước, sau đó mới đến chất lượng và nguồn gốc hàng hóa.

Vì có thâm niên nhiều năm bán các sản phẩm nhập lậu, nên người này có rất nhiều mánh khóe để qua mắt lực lượng chức năng.

“Một trong những tuyệt chiêu bắt hàng lậu của lực lượng chức năng là giả làm người mua hàng, đặt số lượng hàng hóa lớn. Sau khi đến nơi giao nhận thì kiểm tra và thu giữ. Vì vậy, để tránh lực lượng chức năng phát hiện, tốt nhất là không nhận các đơn hàng lớn, hoặc chỉ nhận đơn lớn khi có người giới thiệu. Nếu khách ngoài, tốt nhất là nhận đơn lẻ hoặc báo hết hàng”, đầu nậu này nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên - mảnh đất anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên - mảnh đất anh hùng

(CLO) Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hải quan Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng lậu

Hải quan Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng lậu

(CLO) Ngày 7/5, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã có cuộc Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra với Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

(CLO) Cuối tháng 4 vừa qua tại Marina Bay Sands, Singapore, Diễn đàn hợp tác Kinh tế Việt Nam – ASEAN và Lễ công bố Thương hiệu Mạnh ASEAN 2024 – Lần thứ 8 do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp Châu Á phối hợp với các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới đã được tổ chức trang trọng. Công ty CP Hanel và Tổng giám đốc Hanel – bà Bùi Thị Hải Yến được vinh danh tại sự kiện ý nghĩa này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

(CLO) Bloomberg đưa tin Saudi Aramco đã tăng giá bán chính thức của tất cả các loại dầu mà nước này xuất khẩu sang châu Á, với loại dầu Arab Light giao hàng vào tháng 6 sẽ đắt hơn 0,90 USD, Bloomberg đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Tờ Financial Times đưa tin rằng việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga có thể tạo tiền lệ nguy hiểm trong luật pháp quốc tế, Indonesia và Saudi Arabia đã cảnh báo EU tại cuộc họp gần đây của các bộ trưởng tài chính G20.

Thị trường - Doanh nghiệp